Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Khởi sắc bản làng

  • Lão nông khởi nghiệp thành công ở độ tuổi 50

    Lão nông khởi nghiệp thành công ở độ tuổi 50

    Khởi sắc bản làng - 22:49, 01/10/2024

    Sau hơn 10 năm khai hoang phục hóa 4 khu đồi rộng gần 20ha ở thôn Km68, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, ông Bùi Quang Trung đã có một “thủ phủ cây ăn quả” với hàng nghìn cây cam, bưởi, chanh leo, hệ thống tưới tiêu tự động, hiện đại, xe ô tô lên được tận đỉnh đồi, thu nhập gần 500 triệu đồng/năm. Ông khẳng định: “Làm nông nghiệp thời nay phải bản lĩnh, dám làm, dám chịu trách nhiệm và đặc biệt phải đầu tư và đổi mới thật nhiều”.
  • Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

    Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

    Khởi sắc bản làng - 17:57, 19/09/2024

    Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
  • Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

    Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

    Khởi sắc bản làng - 06:38, 19/09/2024

    Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.
  • “Cây dại” giúp người dân miền núi Quảng Nam thoát nghèo

    “Cây dại” giúp người dân miền núi Quảng Nam thoát nghèo

    Khởi sắc bản làng - 20:18, 10/09/2024

    Từ cây ớt trái nhỏ mọc dại trong rừng, người Cơ Tu ở vùng cao Quảng Nam đã đưa về trồng trên diện tích lớn, cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, ớt A Riêu không chỉ là cây giảm nghèo cho nhiều hộ dân đồng bào, mà trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài tỉnh.
  • Đội chiêng “nhí” ở làng Tnung - Măng

    Đội chiêng “nhí” ở làng Tnung - Măng

    Khởi sắc bản làng - 10:20, 10/09/2024

    Những nghệ nhân "nhí" người Ba Na ở làng Tnung - Măng (xã Ya Ma, huyện Kông Chro, Gia Lai) với lối chơi chiêng sáng tạo, trong sáng, tươi vui đã mang lại luồng sinh khí mới mẻ, tràn đầy hứng khởi cho cồng chiêng Tây Nguyên. Đây cũng là minh chứng cho lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc của những chủ nhân di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” mang tính kế thừa mạnh mẽ và sáng tạo của đồng bào Ba Na ở Kông Chro.
  • Cây bo bo ở vùng biên xứ Nghệ

    Cây bo bo ở vùng biên xứ Nghệ

    Khởi sắc bản làng - 16:13, 09/09/2024

    Bên cạnh việc hỗ trợ, giúp đỡ địa phương xây dựng, củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Hợp, Bộ đội Biên phòng Nghệ An còn đặc biệt chú trọng việc giúp Nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế. Trong đó, Đồn đã phát triển cây bo bo trở thành một mô hình cây trồng nhiều tiềm năng, giúp đồng bào có thu nhập ổn định.
  • Bùi Hui thức giấc

    Bùi Hui thức giấc

    Khởi sắc bản làng - 14:51, 23/08/2024

    Nằm ở độ cao gần 700m so với mực nước biển, cách trung tâm huyện Ba Tơ khoảng 10km, thảo nguyên Bùi Hui như nàng công chúa xinh đẹp đang cựa mình thức giấc với đồng cỏ xanh mướt, không khí mát lành, những đồi sim tím thẫm dưới ánh hoàng hôn và con người thân thiện. Nơi đây đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách...
  • Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở Lạng Sơn: Tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch (Bài cuối)

    Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở Lạng Sơn: Tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch (Bài cuối)

    Khởi sắc bản làng - 09:05, 06/08/2024

    Song song với công tác bảo tồn, truyền dạy, các cấp chính quyền tại Lạng Sơn thường xuyên tạo ra không gian văn hóa giúp cho các CLB sinh hoạt văn hóa dân gian được giao lưu, biểu diễn tại các lễ hội, sự kiện ở địa phương. Qua đó, không chỉ giúp đồng bào các DTTS lan tỏa những di sản, nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, mà còn gắn kết bảo tồn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch, góp phần tạo nên sức hút cho du lịch xứ Lạng.
  • Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở Lạng Sơn: Làm sống lại các làn điệu dân ca (Bài 1)

    Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở Lạng Sơn: Làm sống lại các làn điệu dân ca (Bài 1)

    Khởi sắc bản làng - 07:55, 05/08/2024

    Sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã tạo nên những điểm sáng văn hóa tại vùng cao xứ Lạng, trong đó nổi bật là việc khôi phục, bảo tồn, phát huy các làn điệu dân ca. Qua đó, từng bước phát triển thành những sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách khi đến với Lạng Sơn.
  • Phát triển “kinh tế xanh” ở huyện nghèo nhất xứ Nghệ

    Phát triển “kinh tế xanh” ở huyện nghèo nhất xứ Nghệ

    Khởi sắc bản làng - 08:08, 02/08/2024

    Trong cái khó, ló cái khôn. Ngẫm ra, từ những khó khăn, trở ngại của vùng đất biên thùy, cán bộ, Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã và đang tìm ra cho mình hướng đi phù hợp để thoát nghèo, ấy chính là khơi dậy nội lực, tinh thần cần cù, chịu khó tăng gia sản xuất của đồng bào các DTTS trong phát triển chăn nuôi, làm kinh tế dưới tán rừng và du lịch trải nghiệm…