Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

"Chung tay phòng, chống mua bán người”

Cát Tường (T/h) - 16:41, 30/07/2021

Đó là chủ đề của sự kiện trực tuyến hưởng ứng Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7. Sự kiện do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Công an tổ chức.

Hoa hậu Khánh Vân chia sẻ về những việc cô tham gia để hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bị xâm hại, bạo hành. Ảnh: HLHPNVN
Hoa hậu Khánh Vân chia sẻ về những việc cô tham gia để hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân bị xâm hại, bạo hành. Ảnh: HLHPNVN

Mua bán người tiếp tục là vấn nạn toàn cầu không chỉ tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội, an ninh, chính trị của quốc gia mà còn gây tổn thất nặng nề đối với nạn nhân và gia đình của họ.

Do đó, nhằm khẳng định cam kết của Việt Nam đối với công tác phòng, chống mua bán người và tuyên truyền nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng về phòng, chống mua bán người cho Nhân dân, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp Bộ Công an tổ chức sự kiện trực tuyến “Chung tay phòng, chống mua bán người”.

Sự kiện được tổ chức tại điểm cầu Hà Nội và được phát trực tiếp trên Fanpage của Hội LHPN Việt Nam, Truyền hình Công an Nhân dân cùng một số nền tảng số khác, đảm bảo tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công an cho thấy, ở nước ta trong giai đoạn từ năm 2016- 2020, mỗi năm các cơ quan chức năng Việt Nam đã phát hiện, bắt giữ 260 vụ, 340 đối tượng liên quan tội phạm mua bán người. Số nạn nhân bị lừa bán là gần 500 nạn nhân, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. 

Đánh giá thực trạng về tình hình mua, bán người, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga nhấn mạnh, hai năm trở lại đây, dịch covid-19 đã để lại những hệ quả tiêu cực, tội phạm mua bán người bất chấp thủ đoạn, tăng cường lợi dụng mạng xã hội để lừa bán nạn nhân trong nước. Đáng chú ý, không chỉ có trẻ em mà cả người lớn cũng bị lừa bán từ các mối quan hệ trên mạng xã hội. Báo cáo toàn cầu về tình hình mua bán người năm 2020 cho thấy trong số những người bị lừa bán thông qua quan hệ trên mạng xã hội thì tới 69% là người trưởng thành.

Dịch bệnh Covid-19 cũng tác động tiêu cực đến việc làm, thu nhập của người dân, đặc biệt của phụ nữ, khiến họ dễ trở thành nạn nhân của mua bán người. Theo báo cáo của Liên Hợp quốc, có tới 51% nạn nhân bị mua bán có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và 29% trẻ em bị mua bán là do gia đình không êm ấm hoặc thiếu sự chăm sóc của cha mẹ.

Tại sự kiện, đã diễn ra cuộc tọa đàm về công tác phòng, chống mua bán người với sự tham gia của đại diện Ngôi nhà bình yên (Trung tâm Phụ nữ và Phát triển - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) và Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng).

Các ý kiến nhấn mạnh, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác để tự phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện các hành vi phạm tội mua bán người, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em cần thận trọng khi làm quen, giao tiếp trên mạng xã hội.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.