Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tội phạm mua bán người: Nhiều thủ đoạn mới

Ngọc Anh - 21:45, 30/10/2020

Theo đánh giá của lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng (BĐBP), tình hình tội phạm mua bán người trên khu vực biên giới ngày càng diễn biến phức tạp, trọng điểm là tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Các đối tượng hình thành đường dây, có tổ chức, xuyên quốc gia, với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, tính chất nghiêm trọng, được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bình Nghi (BĐBP Lạng Sơn) tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Nguyễn Minh
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bình Nghi (BĐBP Lạng Sơn) tuần tra bảo vệ biên giới. Ảnh: Nguyễn Minh

Thủ đoạn tinh vi, lợi dụng công nghệ 

Là cửa ngõ vùng núi phía Đông Bắc, nhiều năm qua, Lạng Sơn được xem là điểm nóng của tội phạm mua bán người. Ngày 25/8/2019, tại khu vực đường mòn biên giới, mốc 1227 (xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình), Đồn Biên phòng (ĐBP) cửa khẩu Chi Ma phát hiện, bắt giữ Nguyễn Thị Ngọc Trâm (22 tuổi, trú tại Đồng Tháp) và Ngô Duy Khang (28 tuổi, trú tại Long An) đang bế 1 trẻ sơ sinh tìm đường vượt biên trái phép sang Trung Quốc. 

Trước đó, vào khoảng tháng 5/2019, Trâm liên hệ được với 1 người phụ nữ đang mang thai nhưng không có khả năng nuôi con và đã thỏa thuận xin nhận nuôi, đồng thời, đưa cho mẹ cháu bé hơn 10 triệu đồng để làm giấy chứng sinh. Nếu đưa bé sang Trung Quốc trót lọt, đối tượng sẽ được nhận 50 triệu đồng. 

Đây là thủ đoạn mới của tội phạm mua bán người: Tìm phụ nữ có thai ngoài ý muốn, tổ chức xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc sinh, sau đó bán trẻ sơ sinh hoặc tổ chức các hoạt động mang thai hộ bất hợp pháp. Hoặc tuyển người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, hứa giới thiệu việc làm lương cao, sau đó bán cho các chủ tàu khai thác hải sản trên biển nhằm bóc lột sức lao động. 

Các chuyên gia tội phạm cảnh báo, loại tội phạm này ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, triệt để lợi dụng công nghệ thông tin để lừa gạt nạn nhân, như: Thông qua các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Instagram, Wechat… Một trong những con mồi “tiềm năng” của chúng là học sinh các trường DTTN, trẻ em các tỉnh vùng DTTS và miền núi. 

Tăng cường truyền thông, đề cao cảnh giác

Trung tá Phạm Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng Phòng chống buôn bán người (05), Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho biết: Các đối tượng tạo dựng nhiều vụ xem mặt chọn vợ, hoặc tổ chức kết hôn giả để lừa bán người ra nước ngoài. Một số người từng là nạn nhân hoặc lấy chồng người Trung Quốc khi về thăm quê lại trở thành thủ phạm dụ dỗ, lừa bán những phụ nữ, trẻ em khác, kể cả người thân trong gia đình. Đặc biệt, một số chủ khách sạn, nhà nghỉ, phòng trọ, cửa hàng kinh doanh... do hám tiền đã nhận tiếp tay cho đối tượng người nước ngoài tổ chức các buổi xem mặt, chọn vợ hoặc kết hôn giả.

Nạn nhân bị mua bán từ khắp các địa phương trong cả nước, bao gồm cả nam và nữ trong độ tuổi lao động, sinh sống từ các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Khoảng 75% số nạn nhân bị bán sang Trung Quốc. Nạn nhân của các vụ mua bán người chủ yếu là làm vợ (thực chất là nô lệ tình dục), mại dâm, bị cưỡng bức lao động, lấy nội tạng, đẻ thuê... 

Để ngăn chặn tình trạng này, mỗi người dân hãy tự nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người, di cư lao động an toàn. Các gia đình cần quan tâm, chú ý đến tâm sinh lý của con em, có sự trao đổi, giáo dục để các em tránh bẫy lừa của các đối tượng, hướng dẫn các em kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin trên môi trường mạng xã hội phức tạp như hiện nay.

Báo cáo tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 10/2020 cho biết, từ năm 2019 đến tháng 6/2020, lực lượng Công an, BĐBP đã điều tra, khám phá 236 vụ, bắt 308 đối tượng phạm tội mua bán người, mua bán người dưới 16 tuổi. Viện Kiểm sát nhân dân các cấp truy tố 118 vụ, với 203 bị can. Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết, xét xử 145 vụ, với 255 bị cáo phạm các tội về mua bán người.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.