Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chuẩn bị nguồn cung lương thực, thực phẩm cho Tết Nguyên đán: Kiên quyết không để xảy ra “khan hàng, sốt giá”

Tùng Nguyên - 10:12, 23/12/2020

Theo đánh giá, nguồn lương thực, thực phẩm dịp cuối năm, nhất là phục vụ dịp tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 về cơ bản sẽ được bảo đảm. Tuy nhiên, với diễn biến bất thường của thiên tai, dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt, cũng như diễn biến của đại dịch Covid-19 luôn tiềm ẩn những bất thường, vẫn cần có những giải pháp chuẩn bị, dự phòng nhằm bảo đảm bình ổn, không để xảy ra tình trạng “khan hàng, sốt giá”.

Tình hình tái đàn lợn đạt kết quả tốt sẽ bảo đảm cung - cầu nguồn thịt cho thị trường
Tình hình tái đàn lợn đạt kết quả tốt sẽ bảo đảm cung - cầu nguồn thịt cho thị trường

Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ngành Nông nghiệp bảo đảm được nguồn cung lương thực, thực phẩm cho Tết Tân Sửu cũng như cho cả quý I/2021. Về lương thực, theo tính toán, nhu cầu tiêu thụ thóc trong nước là 30 triệu tấn, lượng gạo xuất khẩu năm 2020 là 6,5 - 6,7 triệu tấn (tương đương 13 - 13,5 triệu tấn thóc), trong khi sản lượng thóc năm nay chúng ta đã đạt 43,13 triệu tấn.

Về mặt hàng rau quả, đến hết tháng 11/2020, diện tích rau cả nước sản xuất khoảng 900.000ha, cao hơn cùng kỳ năm 2019 khoảng 20.000ha; sản lượng đạt khoảng 16,182 triệu tấn, cao hơn cùng kỳ 492.000 tấn. Mặc dù gặp khó khăn trong sản xuất vụ Đông do yếu tố bất lợi của thời tiết, khí hậu, dịch Covid-19 diễn biến thất thường ảnh hưởng tình hình sản xuất về cuối vụ, nhưng sản xuất rau năm 2020 về cơ bản đạt kế hoạch đề ra.

Đối với ngành Chăn nuôi, tình hình chăn nuôi trên cả nước 11 tháng năm 2020 phát triển khá tốt; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát. Giá trị sản xuất chăn nuôi 11 tháng tăng khoảng 4,0 - 4,5%, ước cả năm 2020 tăng khoảng 5,0 - 6,0% so với năm 2019.

Riêng đối với mặt hàng thịt lợn, tiếp tục đà hồi phục, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tổng số lợn tháng 11/2020 tăng 7,6% so với cùng thời điểm năm 2019. Sản lượng thịt lợn hơi cả năm dự kiến đạt 3.459,3 nghìn tấn, tăng 3,9% so với năm 2019…

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 15/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021. Theo đó, Bộ yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.

Ông Trần Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, dự kiến từ nay đến hết tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi nhất là thịt, trứng sẽ tăng 5 - 10% so với bình quân (nhu cầu thịt các loại khoảng 250 - 350 nghìn tấn/tháng, khoảng 1 - 1,7 tỷ trứng gia cầm). Với việc duy trì ổn định đàn gia súc, gia cầm, tình hình tái đàn lợn đạt kết quả tốt và tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, về cơ bản thị trường sẽ ổn định, cân đối cung - cầu bảo đảm không bị thiếu hụt thực phẩm.

Tại cuộc họp giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương ngày 10/12/2020, ông Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, dù nguồn cung thực phẩm được dự báo là không thiếu; tuy nhiên, việc này còn chịu tác động bởi các yếu tố khách quan như vấn đề thiên tai, dịch họa, hiệu ứng về mặt xã hội. Do đó, cần thường xuyên cập nhật thông tin, cũng như công tác phối hợp giữa Bộ NN&PTNT với Bộ Công Thương sao cho kịp thời chuẩn xác. Mục tiêu cao nhất là bảo đảm cho người dân có cái tết no đủ, an toàn.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.