Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Mô hình nông nghiệp CSA nâng cao nhận thức của nông dân

Như Lan - 15:01, 23/12/2020

Vừa qua, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp- phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Đại Lộc tổ chức Hội thảo đánh giá lại kết quả thực hiện mô hình Nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA) trên địa bàn sau 4 mùa vụ sản xuất.

Mô hình nông nghiệp CSA trên cây bắp đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Đại Lộc.
Mô hình nông nghiệp CSA trên cây bắp đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Đại Lộc.

Dự án này được triển khai thực hiện tại 7 xã của huyện Đại Lộc, nơi có diện tích đất sản xuất nông nghiệp khá lớn. Tuy nhiên, tập quán sản xuất của bà con vẫn còn theo thói quen cũ, không những hiệu quả không cao mà còn gây ô nhiễm môi trường.

Chính vì lý do đó, khi dự án được triển khai với các mô hình cụ thể sẽ giúp cho người sản xuất thấy được một phương pháp canh tác mới tiên tiến, khoa học trên các loại cây trồng. Các mô hình này, vừa khắc phục được những thực tế còn tồn tại, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.

Tại Hội thảo đánh giá kết quả này, bà con nông dân đều ghi nhận, thành quả từ các mô hình trong các mùa vụ 2 năm qua đều rất khả quan. Cây lúa và cây màu sản xuất trong mô hình tiết kiệm được rất nhiều chi phí từ giống, phân bón, thuốc BVTV, nước tưới... Trong khi đó, năng suất lại tăng lên so với các diện tích sản xuất đại trà ở địa phương.

Nhiều mô hình trồng ngô đạt hiệu quả cao - IT
Nhiều mô hình trồng ngô đạt hiệu quả cao - IT

Theo Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Đại Lộc, qua khảo sát, đánh giá những mô hình nông nghiệp CSA đã thực hiện trên địa bàn cho thấy, so với ngoài mô hình, lượng giống gieo sạ giảm được khoảng 20kg/ha. Ruộng mô hình ít xuất hiện sâu bệnh hại nên số lần phun thuốc BVTV giảm đi 1,7 lần so với ruộng đại trà.

Với cây lúa, ruộng mô hình nông nghiệp CSA tiết kiệm được 20kg urê, cắt giảm được 2 lần tưới ở giai đoạn lúa sau gieo 25-40 ngày. Trong khi đó, năng suất cao hơn ruộng sản xuất đối chứng khoảng 3 - 5 tạ/ha dẫn đến lợi nhuận cũng cao hơn 6,9 triệu đồng/ha.

Đối với mô hình CSA đa dạng hóa cây màu (chủ yếu là cây lạc và cây ngô), năng suất mô hình trung bình cao hơn 2 - 3 tạ/ha và lợi nhuận cao hơn 1,2 đến 10,9 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình. Trong mô hình luân canh cây màu trên đất lúa không chỉ giảm được sâu bệnh hại mà năng suất cũng tăng 2 - 5 tạ/ha, lợi nhuận thu lại cao hơn từ 1,7 đến 3,1 triệu đồng/ha.

(Tin thuộc Chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.