Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Phát triển cơ sở hạ tầng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

PV - 10:02, 19/11/2020

Ngày 18/11, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) làm việc với tỉnh Yên Bái để chuẩn bị cho Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái” do ADB tài trợ.

Ông Hoàng Văn Xô, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Ủy ban Dân tộc, Trưởng ban Dự án ADB phát biểu tại buổi làm việc.
Ông Hoàng Văn Xô, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Ủy ban Dân tộc, Trưởng ban Dự án ADB phát biểu tại buổi làm việc.

Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái” nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và thủy lợi cho các huyện, thị phía Tây của tỉnh Yên Bái. Dự án giúp đồng bào dân tộc miền núi vùng cao giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước; bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo; thay đổi nhận thức, tư duy, cách làm theo phương thức sản xuất mới, phù hợp với cơ chế thị trường, thu hẹp cách biệt về phát triển giữa các vùng, tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc, góp phần ổn định chính trị an ninh quốc phòng khu vực phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Dự án sẽ đầu tư 7 Tiểu dự án về thủy lợi và giao thông tại 4 huyện, thị là: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải và thị xã Nghĩa Lộ. Dự kiến thời gian thực hiện Dự án từ năm 2021 - 2025 với tổng mức đầu tư thực hiện dự án 1.480 tỷ đồng, tương đương 63,64 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của ADB 1.332 tỷ đồng, vốn đối ứng ngân sách địa phương 148 tỷ đồng.

Đại diện đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và ADB đề nghị tỉnh Yên Bái nêu rõ về việc sử dụng nguồn vốn vay, phương án cân đối trả nợ; làm rõ về lý do, mục đích đề xuất đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội đối với các Tiểu dự án về thủy lợi và giao thông; các tác động đến môi trường và xã hội; các tác động hỗ trợ thích ứng đối với biến đổi khí hậu khi triển khai các tiểu dự án …

Tỉnh Yên Bái cần rà soát lại toàn bộ 7 tiểu dự án; các tiểu dự án cần có phương án cụ thể cho từng tiểu dự án, có thêm danh mục tiểu dự án dự phòng, đưa ra các số liệu, thông tin chính xác của từng tiểu dự án; nghiên cứu, sắp xếp lựa chọn ưu tiên đầu tư thực hiện trước những tiểu dự án cấp bách cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tỉnh Yên Bái cần tiếp tục hoàn thiện báo cáo đề xuất Dự án gửi về Ủy ban Dân tộc để có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, hồ sơ; xin ý kiến và trình cấp thẩm quyền phê duyệt và bố trí đội ngũ cán bộ để tiếp cận và thực hiện ngay khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước cho rằng Dự án là hết sức cần thiết đối với tỉnh miền núi như Yên Bái, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Dự án được thực hiện sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp nâng cao mức sống, giảm nghèo bền vững, ổn định an ninh chính trị, kinh tế - xã hội trong tỉnh.

Tỉnh Yên Bái đề nghị Ủy ban Dân tộc và ADB quan tâm hỗ trợ nguồn vốn; phối hợp với các Bộ, ngành để xem xét, sớm phê duyệt nguồn vốn cho Dự án trong năm tài khóa 2021 - 2025.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.