Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Bangladesh và Bulgaria

PV - 08:15, 21/09/2023

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bangladesh, khẳng định sự coi trọng của Việt Nam đối với quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Bulgaria.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Nguồn: TTXVN)

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Nhân dân Bangladesh Shirin Chaudhury và Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Bulgaria Rosen Zhelyazkov, sáng 21/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Bangladesh và Cộng hòa Bulgaria từ ngày 21-26/9.

Tham gia đoàn có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng; Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành; Đại sứ Việt Nam tại Bangladesh Nguyễn Mạnh Cường, Đại sứ Việt Nam tại Bulgaria Đỗ Hoàng Long cùng tham gia đoàn.

Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhằm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 34-NQ/TW ngày 9/1/2023 của Bộ Chính trị; thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội nước ta với Quốc hội hai nước; tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bangladesh, khẳng định sự coi trọng của Việt Nam đối với quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Bulgaria.

Với Bangladesh, chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bangladesh phát triển tốt đẹp; đúng thời điểm hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023), góp phần củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả, thực chất giữa hai nước trong tất cả các lĩnh vực; khẳng định cam kết của Quốc hội Việt Nam trong hợp tác với Quốc hội Bangladesh sau chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội bạn vào năm 2017.

Là sự kiện chính trị đối ngoại quan trọng nhất giữa hai nước nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tới Bangladesh và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là lãnh đạo cao nhất của Việt Nam thăm Bangladesh kể từ năm 2018.

Cách đây 73 năm, vào ngày 8/2/1950, Bulgaria là một trong 10 quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Chuyến thăm chính thức Bulgaria của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được thực hiện sau 15 năm kể từ chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vào năm 2008.

Chuyến thăm nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Bulgaria nói chung; quan hệ hợp tác nghị viện giữa hai nước nói riêng; ký lại Biên bản Ghi nhớ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Bulgaria; thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên các lĩnh vực; thúc đẩy thực thi, triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA), thúc đẩy Quốc hội Bulgaria phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA); trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.