Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Việt Nam mong muốn thúc đẩy các hoạt động đầu tư sang Bangladesh

PV - 09:21, 07/03/2018

Ngày 6/3, tại Thủ đô Dhaka, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Bangladesh.

Diễn đàn do Bộ KH&ĐT Việt Nam và Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Bangladesh (FBCCI) phối hợp tổ chức, thu hút khoảng 300 đại diện doanh nghiệp hai nước tham dự.

Phát biểu với cộng đồng doanh nghiệp hai nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Bangladesh ngày càng được củng cố và phát triển, nhất là các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước đã tạo xung lực mới, các khuôn khổ hợp tác đã và đang được thiết lập trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về thương mại và đầu tư.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Bangladesh. Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Bangladesh.

 

Chủ tịch nước đã giới thiệu với cộng đồng doanh nghiệp Bangladesh những thành tựu nổi bật của Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới, nhất là về tăng trưởng GDP, quy mô thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, cùng với môi trường đầu tư được cải thiện, chi phí đầu tư cạnh tranh, hạ tầng giao thông được nâng cấp mạnh mẽ với tính kết nối quốc tế thuận lợi, chính sách phát triển kinh tế và thu hút đầu tư hấp dẫn... Việt Nam tiếp tục duy trì vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn mang tầm chiến lược đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển về quy mô và tiếp cận với các công nghệ mới của thế giới. Đến nay, Việt Nam đã có khoảng 1.170 dự án đầu tư ra nước ngoài tại 69 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký đạt trên 20 tỷ USD trong nhiều lĩnh vực, như khai khoáng, viễn thông, nông nghiệp-lâm nghiệp, công nghệ thông tin, tài chính-ngân hàng, dịch vụ…

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn thúc đẩy các hoạt động đầu tư sang Bangladesh, đặc biệt là trong các lĩnh vực hai bên có khả năng hợp tác, như viễn thông, công nghệ thông tin, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, may mặc, dầu khí, sản xuất hàng tiêu dùng, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ... Nền kinh tế Việt Nam và Bangladesh có nhiều điểm tương đồng và có khả năng bổ trợ lẫn nhau, điều kiện quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư, Việt Nam đánh giá cao tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư tại Bangladesh.

Đồng thời, Chủ tịch nước đề nghị, trên cơ sở những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và những biện pháp cải thiện môi trường đầu tư mà Bangladesh đang thực hiện, như thành lập các khu kinh tế, cải cách thủ tục hành chính, thuế… các cơ quan có thẩm quyền của Bangladesh tăng cường sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Bangladesh và Việt Nam, cũng khuyến khích các doanh nghiệp Bangladesh đầu tư sang Việt Nam trong các lĩnh vực Bangladesh có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu. Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh niềm tin, với sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp hai nước, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước sẽ vượt ngưỡng 1 tỷ USD trong năm nay và hoàn toàn có thể đạt và vượt mức 2 tỷ USD vào năm 2020.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp hai nước không chỉ là chủ thể của tiến trình hợp tác kinh tế, mà còn đóng vai trò khởi xướng các ý tưởng sáng tạo, tạo động lực mới trong quan hệ thương mại và đầu tư. Nhà nước Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp hai nước kết nối đầu tư, kinh doanh hiệu quả, ổn định lâu dài gắn với sự phát triển bền vững của mỗi nước.

THEO TTXVN

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.