Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chủ động trong phòng, chống thiên tai - Nét đẹp của dân tộc Việt Nam: Trách nhiệm của toàn xã hội (Bài 2)

Ông Lê Huy Ngọ - Nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, nguyên Trưởng BCĐ phòng chống lụt bão Trung ương - 09:50, 14/05/2021

Phòng, chống thiên tai (PCTT) cần sự góp sức của toàn dân, sự quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, một trong những nhân tố quan trọng đó là tinh thần đoàn kết, hiệp đồng giữa các lực lượng, để quyết tâm vượt khó khăn, giúp đỡ nhau khắc phục thiên tai.

Ông Lê Huy Ngọ (áo trắng) tại buổi tọa đàm với chủ đề “Chủ động trước thiên tai” trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 74 năm Ngày PCTT Việt Nam (22/5/1946 - 22/5/2020).
Ông Lê Huy Ngọ (áo trắng) tại buổi tọa đàm với chủ đề “Chủ động trước thiên tai” trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 74 năm Ngày PCTT Việt Nam (22/5/1946 - 22/5/2020).

Bền chặt “ý Đảng, lòng dân”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm vấn đề PCTT. Người chú trọng việc phát động phong trào toàn dân làm thủy lợi, thường xuyên khuyến khích phong trào đắp đê, xây kè, chống hạn...

Người thường dành thời gian đi kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, sửa chữa các công trình thủy nông, đê điều, tham gia tát nước chống hạn, chống úng với nông dân và cán bộ các địa phương. Khi về thăm tỉnh Sơn Tây ngày 8/7/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thăm 2.000 cán bộ, Bộ đội, Nhân dân tham gia thực tập chống lụt ở hai đoạn đê Cam Thương và Viên Sơn.

Người căn dặn “Muốn thắng được giặc lụt phải lấy phòng là chính, phải đắp đê cho chắc và phải canh phòng cẩn thận...”.

Những năm gần đây, khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, gây nhiều thiệt hại. Mỗi khi có lụt bão lớn xảy ra, những hình ảnh mang đậm tính nhân văn với tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tụy và gần gũi với người dân của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, các bộ, ban ngành và Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phòng, chống lụt, bão Trung ương (nay là BCĐ Trung ương về PCTT), Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các cấp ở địa phương trực tiếp chỉ đạo các biện pháp ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

Gần đây nhất là những ngày đỉnh điểm của đợt bão chồng bão, lũ chồng lũ ở các tỉnh miền Trung năm 2020. Hằng ngày, hằng giờ, lãnh đạo Chính phủ thường xuyên cập nhật, theo dõi sát sao tình hình để có ý kiến chỉ đạo trực tiếp với chính quyền các địa phương và các lực lượng chức năng nhằm phòng, chống, giảm đến mức thấp nhất hậu quả của thiên tai. Hình ảnh nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao và lực lượng Quân đội, Công an, các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra tại hiện trường ân cần thăm hỏi, động viên Nhân dân đang tham gia khắc phục hậu quả thiên tai mới thấy tình nghĩa quân - dân keo sơn bền chặt.

Những việc làm ý nghĩa trên là bằng chứng sinh động về sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước ta và sự đồng hành, gắn bó máu thịt của các cấp lãnh đạo với Nhân dân nói chung và đồng bào vùng bị thiên tai nói riêng. Đây cũng là hiện thực sinh động mang đậm tính nhân văn trong các hoạt động PCTT ở Việt Nam, đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, được Liên hợp quốc tặng Bằng khen về công tác PCTT. Trong gian khó, “ý Đảng - lòng dân” càng bền chặt.

Cán bộ, chiến sĩ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình chuyển hàng cứu trợ và ứng cứu người dân huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) trong đợt lũ tháng 10/2020.
Cán bộ, chiến sĩ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình chuyển hàng cứu trợ và ứng cứu người dân huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) trong đợt lũ tháng 10/2020.

Nhà nước và Nhân dân cùng làm

PCTT là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, thực hiện theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Để công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai có hiệu quả, cùng với các biện pháp cụ thể ứng phó, thì phải có chiến lược mang tầm vĩ mô, bảo đảm khả năng phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại. 

Hiện, hệ thống văn bản pháp lý về PCTT đã từng bước được hoàn thiện. Các văn bản quan trọng đã được ban hành như: Luật PCTT năm 2013, Luật Thủy lợi năm 2017 và gần đây nhất là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật PCTT và Luật Đê điều năm 2020 và nhiều nghị quyết, quyết định của Chính phủ về công tác PCTT, khắc phục, củng cố hệ thống công trình, nâng cao nhận thức cộng đồng về PCTT.

Đặc biệt, ngày 24/3/2020, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Ban Bí thư có chỉ thị riêng về PCTT và các địa phương đang thực hiện rất tốt.

Cùng với đó, xác định được khi thiên tai xảy ra thì những nhóm người dân dễ bị tổn thương nhất chính là người nghèo, trẻ em, người cao tuổi nên Chính phủ đã kịp thời ban hành chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung. Đến nay hơn 20.000 hộ dân đã “an cư” chuyên tâm phát triển kinh tế.

Chương trình phòng ngừa rủi ro thiên tai liên quan đến nước cho trẻ em, học sinh cũng được BCĐ Trung ương về PCTT phát động với sự tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Nhiều điểm trường đã được trang bị bể bơi di động, nhiều lớp tập huấn bơi miễn phí cho học sinh đã hạn chế phần nào nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ mỗi khi mùa lũ về.

Bên cạnh đó, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam đã xác định nội dung giảm nhẹ rủi ro thiên tai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, các hoạt động của Hội ở các cấp. Đặc biệt là cấp cơ sở đã phát huy được vai trò là thế hệ đi trước, phát huy được kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm dân gian trong PCTT.

Thế nhưng, thiệt hại do thiên tai là không thể tránh khỏi. Đầu tiên thiệt hại về người do những đợt mưa lũ vừa qua do sạt lở đất là rất lớn. Bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở vẫn ở mức chung chung với tỷ lệ nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành để thực hiện các giải pháp phòng ngừa. Chính vì vậy, thời gian tới, cần có những chỉ đạo và đầu tư cho công tác này.

Thứ hai là về công tác cứu hộ, cứu nạn cần phải tiếp tục được nâng cao tính chuyên nghiệp hơn. Cần lực lượng chuyên trách với trang thiết bị hiện đại hơn để bảo đảm an toàn và hiệu quả hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Một vấn đề nữa cũng cần lưu ý, là công tác PCTT dù đã được đưa vào kế hoạch của các cấp ngành, địa phương, nhưng mới chỉ mang tính ngắn hạn. Vì thế, việc huy động nguồn lực cho công tác PCTT còn nhiều khó khăn…

Ngoài ra, việc khắc phục hậu quả, tái thiết phục hồi sau thiên tai cũng quan trọng không kém. Vì chúng ta phải làm mới, hoặc củng cố hệ thống đường sá, cầu cống, trường học, hệ thống điện, y tế, nhà ở cho người dân, giúp học sinh tiếp tục đến trường, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh…

Ðó là những công việc rất lớn, nhưng phải thực hiện. Và để hoàn thành trọng trách này, không chỉ cần công sức, tiền bạc, mà Nhà nước, các địa phương, các ngành liên quan cần phải tiến hành có tổ chức thực hiện theo một quy hoạch dài hạn, đồng bộ và bền vững.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.