Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại tại nhiều địa phương

PV - 10:00, 05/05/2021

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, hôm nay (5-5), do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén kết hợp hội tụ gió lên đến mực 5.000 m cho nên các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30 đến 70mm /24 giờ, có nơi hơn 100mm/24 giờ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh miền núi. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét và mưa đá: Cấp 1.

Tiêm vắc-xin phòng dịch bệnh cho gia súc tại thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà (Thái Bình). Ảnh: NGỌC MAI
Tiêm vắc-xin phòng dịch bệnh cho gia súc tại thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà (Thái Bình). Ảnh: NGỌC MAI

* Từ ngày 5 đến 7/5, tại các tỉnh, thành phố miền Trung và miền Nam, chỉ số tia cực tím cực đại tiềm năng đều có nguy cơ gây hại rất cao. Riêng thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) xảy ra vào ngày 6/5 và TP. Nha Trang (Khánh Hòa), TP. Cần Thơ vào ngày 7/5 có nguy cơ gây hại cao.

* Tại huyện Quế Phong (Nghệ An), mưa lớn đêm ngày 3/5 khiến nước lũ kéo về làm nhiều diện tích lúa của người dân bị thiệt hại, cầu tạm ở bản Tạ trên đường 48D cũng bị hư hỏng, các phương tiện không thể di chuyển. Lực lượng chức năng đang cùng người dân khắc phục hậu quả...

* Chiều tối 3/5, mưa lớn kèm lốc xoáy làm hơn 170 nhà dân, hàng chục héc-ta lúa cùng nhiều diện tích ngô, hoa màu tại xã Sơn Phú và thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị hư hỏng; thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

* Từ đầu năm đến nay, tỉnh Hậu Giang xảy ra 13 điểm sạt lở đất, với tổng chiều dài hơn 300m, diện tích mất đất gần 1.700m2, thiệt hại gần 900 triệu đồng. Bên cạnh đó, dông lốc cũng làm sập bốn nhà, tốc mái 11 nhà và một xưởng sản xuất ở thị xã Long Mỹ, ước thiệt hại gần hai tỷ đồng.

* Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), đến đầu tháng 5, có 60 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước thu quỹ phòng, chống thiên tai. Tổng kinh phí đã thu được là 4.029 tỷ đồng. Hiện, Lai Châu, Quảng Bình và Bạc Liêu vẫn chưa thu quỹ theo quy định.

* Bộ NN và PTNT cho biết, thực hiện từ năm 2017 đến nay, dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam" được triển khai tại Hà Nội và bảy tỉnh. Ðến nay đã có 3.706 ngôi nhà chống bão lụt được xây dựng, hơn 3.300 ha rừng ngập mặn được phục hồi và trồng mới, giúp cộng đồng ven biển tăng sức ứng phó với thiên tai, mưa bão...

* Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tỉnh Bắc Kạn đã dập tắt thành công một đám cháy rừng trong đêm 3/5. Cụ thể, khoảng 21 giờ ngày 3/5, nhận được tin báo, tại km 6 đường Bắc Kạn - Hà Nội thuộc tổ 1, phường Xuất Hóa, TP. Bắc Kạn xảy ra cháy rừng, đơn vị đã cử ba xe chữa cháy cùng 32 chiến sĩ đến hiện trường. Sau gần một giờ, đám cháy được dập tắt hoàn toàn; cơ quan chức năng đang xác định thiệt hại và làm rõ nguyên nhân cháy.

* Sáng 3/5, nhận được thông tin người dân phát hiện ngọn lửa bốc lên tại khu vực rừng ven biển thuộc thôn Bình Tịnh, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình (Quảng Nam), khoảng 50 người thuộc các lực lượng chức năng huyện đã xuống hiện trường cùng người dân dập lửa. Ðến 16 giờ 30 phút cùng ngày, ngọn lửa được khống chế.

* Ðể hướng đến mục tiêu trồng 50 triệu cây xanh của tỉnh Lâm Ðồng, TP. Ðà Lạt đặt mục tiêu trồng 3,8 triệu cây xanh trên toàn thành phố. Qua đó, xác định việc trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội.

* Theo Cục Thú y, tính đến ngày 3/5, cả nước có 11 ổ dịch lở mồm long móng tại sáu huyện thuộc tỉnh chưa qua 21 ngày. Tổng số gia súc mắc bệnh là 434 con, số gia súc tiêu hủy là 25 con. Bên cạnh đó, cả nước có 376 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 97 huyện của 25 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Tổng số lợn tiêu hủy là 25.011 con.

Về bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò (VDNC), hiện cả nước có 1.174 ổ dịch tại 158 huyện của 25 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Tổng số gia súc mắc bệnh là 39.421 con, số gia súc tiêu hủy là 4.254 con. Cục Thú y thành lập các đoàn công tác đến các địa phương có dịch, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

* Tại huyện Ðức Thọ (Hà Tĩnh), đã có 194 con trâu, bò chết do bệnh VDNC; trong đó, có 116 con bê dưới ba tháng tuổi, chiếm tỷ lệ 60%. Theo ngành nông nghiệp địa phương, việc tiêm vắc-xin cho bê con là hết sức cần thiết để ngăn ngừa loại dịch bệnh này.

* Tại tỉnh Quảng Ngãi, dịch bệnh VDNC ở trâu, bò đang xảy ra tại 129 thôn, 47 xã, năm huyện, thành phố (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Trà Bồng và TP Quảng Ngãi) với 3.456 con bò mắc bệnh, làm chết 106 con, ước thiệt hại hơn ba tỷ đồng.

* Hiện, bệnh khảm lá sắn đang xảy ra tại năm huyện là Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Ngọc Lặc và Thọ Xuân (Thanh Hóa), làm hơn 1.975 ha sắn bị nhiễm bệnh. Tỉnh đã yêu cầu các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, trừ theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp.

* Ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang tổ chức tháo dỡ đập thép ngăn mặn trên kênh Nguyễn Tấn Thành, xã Bình Ðức, huyện Châu Thành. Ðây là đập thép ngăn mặn tạm thời dài gần 80m, ngang 6m. Việc tháo dỡ nhằm nhận nguồn nước ngọt, khắc phục ô nhiễm nguồn nước nội đồng.../.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.