Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chủ động các giải pháp phù hợp với giai đoạn mới phòng chống COVID-19

PV - 11:28, 23/03/2020

Báo cáo tại phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 23/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, nhờ thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bằng nhiều giải pháp cụ thể, đến nay về cơ bản, Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, tình hình đã có nhiều điểm mới, khác so với giai đoạn ban đầu.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, phía trước vẫn còn rất nhiều khó khăn và không ít rủi ro, đòi hỏi công tác chống dịch phải tiếp tục được thực hiện đồng bộ, quyết liệt và phải có các giải pháp phù hợp với thực tiễn dịch bệnh đe dọa lây lan trong cộng đồng.

Những kinh nghiệm, bài học bước đầu có thể rút ra qua giai đoạn 1 cần được tiếp tục phát huy. Cụ thể, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, động viên kịp thời sát sao của Đảng, Nhà nước từ cấp cao nhất, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, đặc biệt là lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và ngành y tế.

Chúng ta cũng nhận được sự đồng tình, ủng hộ, tham gia của nhân dân. Người dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong chống dịch, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, trách nhiệm với cộng đồng.

Việt Nam cũng tranh thủ được sự chia sẻ, ủng hộ của các tổ chức quốc tế, ASEAN, các quốc gia trong phòng chống dịch bệnh.

Một bài học kinh nghiệm khác là kiên trì nguyên tắc chống dịch: Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly- Khoanh vùng - Dập dịch (đặc biệt chú trọng khâu phát hiện) và nguyên tắc 4 tại chỗ, điều trị phân tán.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh, thực tế vừa qua cũng chỉ ra những vấn đề cần chấn chỉnh, rút kinh nghiệm như công tác truyền thông có thời điểm, có nơi còn chưa thật tốt, gây hoang mang trong xã hội (như thời điểm xuất hiện ca bệnh thứ 17).

Việc quản lý, mua sắm, sản xuất vật tư, thiết bị (ví dụ khẩu trang y tế) còn không ít vướng mắc, chậm trễ do quá cứng nhắc trong áp dụng các quy định; có nơi chưa quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

Việc điều chỉnh chương trình, thời gian, phương thức học (qua mạng) của học sinh còn chưa thật chủ động, thống nhất.

Cơ chế phối hợp liên ngành trong một số khâu, địa điểm (ví dụ tại sân bay) còn chưa nhuần nhuyễn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phân tích, tình hình hiện nay đã có nhiều điểm mới, khác so với giai đoạn ban đầu cần được lưu ý để có giải pháp cụ thể phù hợp. Việc phát hiện, cách ly các trường hợp nghi nhiễm còn khó khăn, nhất là trong trường hợp không thể truy ra nguồn lây trực tiếp (người nhiễm bệnh chưa đi ra nước ngoài, không biết mình có tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hay không).

Do tình hình dịch và kể cả chính sách với người nước ngoài của các nước, nếu trong nước kiểm soát tốt dịch bệnh thì sẽ có rất nhiều người Việt Nam muốn về nước. Trong số đó, không ít người có thể đã nhiễm bệnh. Nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây quá tải các cơ sở cách ly và năng lực điều trị.

Vì vậy, ngoài các giải pháp như đã thực hiện ở giai đoạn trước đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh cần phải tăng cường, chú trọng hơn các nhóm giải pháp là: Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp; ứng dụng công nghệ thông tin; năng lực xét nghiệm, huy động sự tham gia của người dân để rút ngắn thời gian cần thiết để phát hiện người có nguy cơ lây nhiễm ngay từ khi nhập cảnh, trong khu cách ly và trong cộng đồng.

Việc tăng cường năng lực xét nghiệm là rất cấp bách. Hiện ta đã chủ động được kit thử nhưng số lượng phòng xét nghiệm, máy móc, chuyên gia xét nghiệm còn rất ít so với các nước phát triển và so với yêu cầu.

Cùng với đó, tăng cường trách nhiệm của chính quyền, y tế cơ sở trong việc tiếp cận, tuyên truyền, hướng dẫn phân nhóm người dân thực hiện các biện pháp tự phòng dịch và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt chú ý nhóm người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật để có sự hỗ trợ y tế cần thiết tại chỗ.

Bảo đảm cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị cho tình huống nhiều người phải cách ly (tập trung, tại gia đình), nhiều người mắc bệnh để thực hiện cách ly, điều trị hiệu quả, giảm hết mức tỉ lệ tử vong do nhiễm bệnh, đồng thời vẫn phải bảo đảm điều trị đối với các bệnh nhân khác.

Chủ động chuẩn bị, thúc đẩy các giải pháp phù hợp trong trường hợp bệnh dịch trên thế giới kéo dài nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và bảo đảm các dịch vụ liên quan nhiều tới người dân như y tế, giáo dục, văn hóa...

Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyên vận động để người dân chủ động tham gia chống dịch, sản xuất kinh doanh, sinh hoạt lành mạnh trong điều kiện có dịch. Tăng cường tuyên truyền để khơi dậy ý thức trách nhiệm của người dân với cộng đồng với đất nước; đấu tranh chống lại các tin độc, tin xấu, các thế lực lợi dụng chống phá.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân, chúng ta có cơ sở để tin tưởng sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan rộng, hạn chế thấp nhất số người tử vong, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu./.

Tin cùng chuyên mục
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.