Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Chính quyền khuyến cáo người dân ĐBSCL gặt lúa sớm

PV - 14:49, 26/09/2018

Thời gian gần đây, tình hình nước lũ khu vực ĐBSCL diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại, chính quyền địa phương đang tích cực triển khai các biện pháp ứng phó, đồng thời khuyến cáo người dân gặt lúa sớm.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Long An, đến nay tổng diện tích gieo sạ lúa Thu-Đông của tỉnh khoảng 22.576ha. Trong đó, có khoảng 17.476ha lúa nằm trong đê bao bảo vệ; số diện tích còn lại có khả năng bị ảnh hưởng lũ khoảng 5.100ha.

Người dân cần chủ động gặt lúa sớm để tránh thiệt hại do lũ. Người dân cần chủ động gặt lúa sớm để tránh thiệt hại do lũ.

Những ngày qua, nông dân các huyện Tân Hưng, Tân Thạnh và thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An đã thu hoạch được 5.740ha; dự kiến đến cuối tháng 9 sẽ thu hoạch rộ và sẽ dứt điểm vào giữa tháng 10/2018. Tuy nhiên, do nước lũ đang lên nhanh nên ngành chức năng phối hợp cùng các địa phương tích cực gia cố đê bao chống lũ bảo vệ lúa, đồng thời khuyến cáo nông dân thu hoạch nhanh những diện tích lúa vừa chín nhằm hạn chế nguy cơ bị ngập lũ.

Ông Võ Văn Dũng, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cũng cho biết: Vụ lúa Thu Đông 2018 này, nông dân trong huyện xuống giống hơn 36.000ha; những ngày qua đã có khoảng 3.000ha được thu hoạch với năng suất bình quân 5,2 tấn/ha, giá bán từ 5.000-5.600 đồng/kg. Đáng lo nhất lúc này là, nước lũ tiếp tục lên và toàn huyện có hơn 8.000ha lúa ở các xã Trường Xuân, Hưng Thạnh, Thạnh Lợi, Thanh Mỹ… bị lũ uy hiếp.

Huyện đang theo dõi sát diễn biến lũ, một mặt gia cố đê bao bảo vệ, bơm rút nước liên tục. Đồng thời, khuyến cáo người dân thu hoạch sớm đối với lúa đã chín, lúa nằm trong vùng nguy hiểm… nhằm tránh bị thiệt hại.

Ở An Giang, trong khoảng 111.000ha lúa Thu-Đông được gieo sạ, thì huyện Tri Tôn là vùng nguy hiểm nhất bởi có tới 8.000ha lúa nằm ngoài đê bao. Những ngày qua, UBND huyện Tri Tôn tập trung nhiều phương tiện cơ giới, nhân công… gia cố bờ bao cố gắng bảo vệ lúa; huy động lực lượng hỗ trợ nông dân thu hoạch lúa càng sớm càng tốt nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra…

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!