Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chỉ số năng lực phát triển của Du lịch Việt Nam tăng 8 bậc, nằm trong 3 nước tăng cao nhất thế giới

Hồng Phúc - 14:24, 25/05/2022

Theo báo cáo mới nhất vừa ra ngày 24/5 của Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF (World Economic Forum), chỉ số năng lực phát triển của ngành Du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52, tăng 8 bậc so với năm 2019, nằm trong số 3 quốc gia tăng cao nhất trên thế giới.

Chỉ số năng lực phát triển của ngành Du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52, tăng 8 bậc so với năm 2019. (Ảnh minh họa)
Chỉ số năng lực phát triển của ngành Du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52, tăng 8 bậc so với năm 2019. (Ảnh minh họa)

Bộ chỉ số năng lực phát triển du lịch gồm 112 chỉ số, được phân chia thành 17 nhóm chính, được thiết kế tập trung nhiều hơn vào đánh giá vai trò của ngành Du lịch trong một môi trường kinh tế - xã hội rộng mở hơn. Một số nhóm chỉ số mới so với trước đây đã được bổ sung như Tài nguyên phi giải trí; Sự bền vững về kinh tế - xã hội; Sức ép và tác động của nhu cầu du lịch…

Báo cáo mới nhất của WEF đánh giá, Việt Nam là quốc gia có mức tăng điểm số cao nhất thế giới (+4,7%), về xếp hạng tăng 8 bậc so với năm 2019 (kết quả xếp hạng năm 2019 cũng đã được tính toán, điều chỉnh lại theo Chỉ số năng lực phát triển).

Qua đó, WEF ghi nhận những thành tựu về kiểm soát, phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam, sự thích ứng linh hoạt, an toàn, những nỗ lực tái mở cửa và hồi phục ngành du lịch, cũng như những yếu tố bền vững làm điểm tựa để du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển.

Cùng với Việt Nam, Indonesia (tăng 12 bậc) và Ả rập Xê út (tăng 10 bậc) là 3 quốc gia có chỉ số năng lực phát triển du lịch tăng hạng cao nhất. Tuy nhiên, một số điểm đến nổi tiếng ở Đông Nam Á không có kết quả tốt, như Thái Lan giảm 1 bậc, xếp thứ 36; Malaysia giảm 9 bậc, xếp thứ 38; Philippines giảm 2 bậc, xếp thứ 75.

Báo cáo cũng nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của công nghệ số trong tái thiết và phục hồi du lịch bền vững. Ngày càng nhiều các dịch vụ du lịch được tiếp cận qua nền tảng số, như đại lý du lịch trực tuyến (OTA), kinh tế chia sẻ, đặt phòng trực tuyến, thanh toán điện tử, thiết bị di động… mang lại cho du khách nhiều tiện ích hơn, nhiều lựa chọn hơn và giảm bớt tiếp xúc trực tiếp, gia tăng trải nghiệm liền mạch của du khách.

Bên cạnh đó, chăm sóc sức khỏe, điều kiện làm việc, điều kiện kinh tế-xã hội, bảo vệ xã hội… cũng là những vấn đề cần quan tâm. Từ năm 2007, Diễn đàn Kinh tế thế giới đã xây dựng báo cáo đầu tiên về Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu. Trong 15 năm qua, báo cáo này được coi là “thước đo” uy tín hàng đầu trong ngành du lịch thế giới.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.