Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chi Lăng (Lạng Sơn): Triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách dân tộc

Văn Hoa - 10:21, 22/07/2023

Là huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn với đa số đồng bào DTTS sinh sống (chiếm 84% dân số). Xác định công tác dân tộc có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT- XH của địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Chi Lăng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc trên đại bàn. Nhờ đó, bộ mặt các bản làng, thôn xóm ở vùng DTTS và miền núi của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng cao.

Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Chi Lăng Trần Thanh Nhàn
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Chi Lăng Trần Thanh Nhàn

Triển khai nhiều dự án dân sinh

Chi Lăng là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, dân số 75.960 người, trong đó, đồng bào DTTS chiếm 84%, gồm dân tộc Nùng chiếm 48,9%, dân tộc Tày chiếm 34%, và các DTTS khác chiếm 1,1%.

Cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, đặc biệt là Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719); Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 5/6/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn về Chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;… những năm qua, huyện Chi Lăng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, tổ chức quán triệt đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ về công tác dân tộc và công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào DTTS.

 Đồng thời, đề ra các giải pháp cụ thể để chỉ đạo UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện các chương trình, dự án bảo đảm toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt là các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, giải quyết kịp thời nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, đặc biệt là đồng bào DTTS.

Hộ nghèo, hộ cận nghèo, người DTTS tham gia lớp tập huấn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý do Phòng Tư pháp huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn tổ chức)
Hộ nghèo, hộ cận nghèo, người DTTS tham gia lớp tập huấn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý do Phòng Tư pháp huyện Chi Lăng tổ chức

Minh chứng như, Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (thuộc Chương trình 135) thực hiện từ năm 2016 - 2021, huyện đã hỗ trợ 1.078 tấn phân bón, 17.173 kg giống cây lương thực, 49.530 kg giống cây công nghiệp (gồm lạc, giong riềng, nghệ vàng) và 65.266 cây con giống (gồm sở, hồi các loại); 23.445 cây ăn quả, 1.251.763 cây lâm nghiệp; cấp hỗ trợ hơn 100 con gia súc, 13.864 con gia cầm; cấp 6.471 kg thức ăn chăn nuôi, xây dựng được 25 mô hình các loại…

Đối với dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, được thực hiện tại 8 xã, với 8 dự án có tổng kinh phí là 6.116,77 triệu đồng. Năm 2020, huyện đã triển khai  thực hiện 4 mô hình, gồm: Dự án chăn nuôi trâu sinh sản xã Lâm Sơn với  34 hộ nghèo, cận nghèo tham gia, kinh phí thực hiện 500 triệu đồng; Dự án chăn nuôi trâu sinh sản xã Liên Sơn với  35 hộ nghèo, cận nghèo tham gia kinh phí thực hiện 500 triệu đồng; Dự án chăn nuôi trâu thương phẩm xã Vân Thủy với 35 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tham gia kinh phí thực hiện 500 triệu đồng; Dự án chăn nuôi gà thương phẩm tại thị trấn Chi Lăng với  29 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tham gia, kinh phí 259 triệu đồng…

Thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, từ năm 2017- 2020, tại Chi Lăng đã có 106 hộ được vay vốn ưu đãi tổng dư nợ 6 tỷ đồng để tạo đất sản xuất, chuyển đổi nghề và sản xuất kinh doanh vùng đặc biệt khó khăn. Trong đó, có 37 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn tạo quỹ đất sản xuất với kinh phí 502,8 triệu đồng; 84 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn chuyển đổi nghề với kinh phí 420 triệu đồng thực; vốn hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán 1.066,5 triệu đồng hỗ trợ là 711 hộ nghèo…

Hộ nghèo người DTTS được hỗ trợ nhà ở và vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi theo nguồn vốn Chương trình MTQG 1719
Hộ nghèo người DTTS được hỗ trợ nhà ở và vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi theo nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Đặc biệt, các chính sách an sinh xã hội, chăm lo người có công, Người có uy tín và các đối tượng chính sách được quan tâm thực hiện; chất lượng y tế, giáo dục tiếp tục có sự chuyển biến, đồng bào DTTS được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, người nghèo được khám, chữa bệnh miễn phí; giá trị văn hóa các dân tộc tiếp tục được quan tâm, bảo tồn và phát huy; năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ vùng đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm dần từng năm (từ 19,71% năm 2016 giảm còn 6,38% năm 2021). Đến năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới là 8,58%; đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện từng bước được nâng lên, nhiều người DTTS đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Những kết quả trên đã khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và việc thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, các chính sách dân tộc tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi tại huyện Chi Lăng đổi thay từng ngày, đời sống Nhân dân được nâng lên rõ rệt, mức thụ hưởng các giá trị văn hóa được nâng cao
Diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi tại huyện Chi Lăng đổi thay từng ngày, đời sống Nhân dân được nâng lên rõ rệt, mức thụ hưởng các giá trị văn hóa được nâng cao

Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách dân tộc

Bằng tinh thần chủ động, quyết liệt triển khai, Chương trình MTQG 1719 đã phát huy hiệu quả ngay trong năm đầu tiên tổ chức, triển khai thực hiện và hứa hẹn sẽ tạo “một luồng gió mới”, giúp thay đổi căn bản đời sống đồng bào DTTS và miền núi huyện Chi Lăng trong thời gian tới. Bí thư Huyện ủy huyện Chi Lăng Trần Thanh Nhàn nhấn mạnh.

Trần Thanh NhànBí thư Huyện ủy huyện Chi Lăng

Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy huyện Chi Lăng Trần Thanh Nhàn cho biết, Chi Lăng là huyện miền núi, đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ lớn, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, vì vậy, công tác dân tộc và việc thực hiện các chính sách dân tộc là yêu cầu quan trọng, cấp bách, lâu dài. được huyện đặc biệt quan tâm. Cũng nhờ thực hiện các chính sách dân tộc mà kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, an sinh xã hội… được quan tâm đúng mức, kịp thời; tỷ lệ hộ nghèo giảm dần từng năm, đời sống của đồng bào DTTS từng bước được nâng lên.

Theo Bí thư Huyện ủy Trần Thanh Nhàn, để nâng cao hiệu quả công tác dân tộc trong thời gian tới, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền và Nhân dân trong thực hiện công tác dân tộc. Trên cơ sở đó chủ động thực hiện hiệu quả Chiến lược công tác dân tộc trong tình hình mới.

Bí thư Huyện ủy huyện Chi Lăng cho biết thêm, hiện nay, cùng với cả nước, huyện đang tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân và đồng bào các DTTS thực hiện đường lối, chính sách nhất quán, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc; đồng thời cùng các cấp ủy, chính quyền triển khai, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719, với tổng kế hoạch vốn dự kiến phân bổ là 192 tỷ 575 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Nghệ An: Nỗ lực cho công tác xóa mù chữ để đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.