Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chế xuất nông sản làm mỹ phẩm

Hồng Phúc - 23:59, 18/05/2020

Là giáo viên dạy môn sinh học tại Trường THPT Phan Đình Phùng ở xã Ea Kly, huyện Krông Pắc (Đăk Lăk), đến tháng 11/2019, cô giáo Phạm Thị Thu Hằng (SN1986) quyết định nghỉ nghề giáo, rẽ sang hành trình khởi nghiệp từ chế xuất một số nông sản của địa phương thành mỹ phẩm mang thương hiệu Pam’s.

Sản phẩm mỹ phẩm thiên nhiên của chị Phạm Thị Thanh Hằng được giới thiệu đến người tiêu dùng.
Sản phẩm mỹ phẩm thiên nhiên của chị Phạm Thị Thanh Hằng được giới thiệu đến người tiêu dùng.

Sinh ra và lớn lên ở xã Ea Kly, huyện Krông Pắc, chị Phạm Thị Thu Hằng thường xuyên chứng kiến cảnh nông sản của bà con luôn rơi vào tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, nên đã nuôi ý tưởng góp một phần nhỏ nâng cao giá trị của những loại trái cây ấy.

Theo chị Hằng, ở tỉnh Đăk Lăk khoảng 3 năm trở lại đây, có khoảng 1.000ha bơ được trồng lên. Chị không muốn nhìn thấy cảnh giải cứu quả bơ trong tương lai giống như những loại nông sản khác. “Tôi muốn mở ra một hướng đi mới cho quả bơ đặc sản địa phương, muốn phát triển thành nhiều sản phẩm và nâng cao giá trị của quả bơ. Đó chính là tạo ra dược phẩm, mỹ phẩm làm đẹp từ bơ và các loại quả. Khi trở thành dược phẩm, mỹ phẩm, người ta sẽ không nhìn hoa quả với công dụng chỉ để ăn nữa”, chị Hằng chia sẻ.

Chị Hằng cho biết, lâu nay nhiều chị em phụ nữ quen sử dụng sản phẩm làm đẹp mang nhãn mác của các nước, tuy nhiên nguồn gốc của những sản phẩm này không được kiểm chứng rõ ràng, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, việc chị luôn mong muốn có thể thay đổi suy nghĩ của chị phụ nữ chuyển sang sử dụng sản phẩm an toàn, hiệu quả hơn khi sản phẩm này được làm từ chính nông sản của chúng ta.

Với sự quyết tâm, chị Hằng đã lặn lội tìm đến những vùng cây trồng có thương hiệu để đặt riêng các loại hương liệu, củ, quả theo đúng yêu cầu để bắt tay vào sản xuất. Chị cho biết, với những quả bơ, quả chanh leo hình thức không được đẹp, chị tận dụng thu mua lại cho nông dân để chiết xuất tinh dầu và sản xuất ra những bánh xà bông, son…

Chị Phạm Thị Thu Hằng mạnh dạn chuyển hướng khởi nghiệp với thương hiệu mỹ phẩm Pam’s.
Chị Phạm Thị Thu Hằng mạnh dạn chuyển hướng khởi nghiệp với thương hiệu mỹ phẩm Pam’s.

Những sản phẩm đầu tiên nhận được hiệu ứng tích cực của khách hàng trong huyện, rồi lan rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh. Để quảng bá sản phẩm, chị Hằng tận dụng ưu thế của công nghệ, truyền thông bán hàng qua các kênh bán hàng Online, mạng xã hội… Sau 3 năm khởi nghiệp, thương hiệu Pam’s đang có nhiều dòng sản phẩm được ưa chuộng như xà bông tắm, tinh dầu, son … Ưu thế của các sản phẩm là lành tính, an toàn với sức khoẻ vì được chiết xuất bởi nguyên liệu sạch 100% từ thiên nhiên.

Chị Hằng chia sẻ, năm 2019, chị đã đưa sản phẩm của mình tham gia cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia. Sản phẩm được Ban Giám khảo đánh giá cao, bởi các sản phẩm có nguyên liệu từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường; sản phẩm đã lọt vào vòng bán kết. Hiện nay, do việc sản xuất sản phẩm có hạn nên doanh thu còn khiêm tốn, chỉ từ vài chục triệu đồng một tháng, do đó, chị đang lên kế hoạch mở rộng quy mô xưởng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chị cũng nhìn nhận, nếu phát triển tốt, được chị em phụ nữ ủng hộ, hướng đi này mang lại giá trị kép, giúp ngành mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam phát triển; đồng thời tăng giá trị cho nông sản, giúp đỡ bà con nông dân.

Chia sẻ về việc làm cho thanh niên hiện nay, chị Hằng cho rằng, chỉ cần chịu khó tư duy, chịu khó học hỏi, chăm chỉ nỗ lực, thì mảnh đất nào cũng có thể làm là tiềm năng để chúng ta khởi nghiệp làm giàu được…

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.