Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Châu Âu tiếp tục là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới

PV - 07:00, 04/01/2022

Tính đến sáng ngày 4/1/2022 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận có tổng cộng 292.231.869 ca nhiễm COVID-19, trong đó 5.464.426 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.038.142 ca nhiễm mới và 3.586 ca tử vong vì dịch bệnh. Châu Âu tiếp tục là tâm dịch COVID-19 trên toàn thế giới khi chứng kiến số ca nhiễm mới tăng mạnh tại nhiều quốc gia trong khu vực.

Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới vì COVID-19 nhiều nhất châu Âu do biến thể Omicron lây lan nhanh chóng. (Ảnh: Reuters)
Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới vì COVID-19 nhiều nhất châu Âu do biến thể Omicron lây lan nhanh chóng. (Ảnh: Reuters)

Theo trang thống kê thống kê trực tuyến worldometers.info, tại châu Âu, hiện tại châu lục này ghi nhận 89.700.425 ca mắc COVID-19, trong đó 1.533.916 ca tử vong. Hết ngày 3/1, châu lục này ghi nhận đã có thêm 575.437 ca nhiễm mới và 2.281 ca tử vong vì COVID-19.

Trong 24 giờ qua, Anh là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới vì COVID-19 nhiều nhất châu lục do biến thể Omicron lây lan, với 157.758 ca, trong đó 42 ca tử vong. Xếp sau Anh về số ca nhiễm mới COVID-19 trong ngày bao gồm: Tây Ban Nha (93.190 ca); Italy (68.052 ca); Pháp (67.461 ca); Hy Lạp (36.246 ca)…

Tại Italy, mặc dù tình hình dịch COVID-19 tốt hơn so với các nước châu Âu khác, nhưng chính phủ vẫn báo động về sự gia tăng số ca nhiễm mới và có thể sẽ quyết định các hạn chế mới vào ngày 5/1. Trong vòng 7 ngày tính đến ngày 2/1, số ca mắc tại Italy tăng 145,3%, trong khi tỷ lệ tử vong tăng 64,2%. Hết ngày 3/1, Nga là quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 nhiều nhất tại châu Âu, với 835 ca. Tiếp đó là Nga (835 ca); Pháp (270 ca); Đức (196 ca)…

Tại châu Á, châu lục này đã ghi nhận tổng cộng 85.057.469 ca nhiễm và 1.257,.237 ca tử vong vì COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Trong 24 giờ qua, châu lục này ghi nhận thêm 142.666 ca mắc và 645 trường hợp tử vong mới.

Ấn Độ hiện vẫn là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất vì COVID-19 trong khu vực. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận 34.958.768 ca mắc COVID-19, trong đó 481.893 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 nhiều thứ 2 châu lục với 35.886 ca. Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là quốc gia ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất châu lục nhiều ngày qua. Ngày 3/1, Bộ Y tế nước này thông báo ghi nhận 44.869 ca nhiễm và 160 ca tử vong vì dịch bệnh.

Tại Bắc Mỹ, khu vực này ghi nhận có 66.929.131 ca nhiễm COVID-19, trong đó 1.246.583 ca tử vong vì dịch bệnh. Các nước chịu tác động nặng nề nhất bởi đại dịch tại khu vực bao gồm: Mỹ, Mexico, Canada, Cuba, Guatemala, Costa Rica, Panama…

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh tại châu lục trên toàn thế giới. Tính đến nay, nước này ghi nhận có 56.527.419 ca nhiễm COVID-19, trong đó 847.934 ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, các quốc gia ghi nhận số ca nhiễm mới nhiều nhất khu vực gồm: Mỹ (172.935 ca); Canada (13.578 ca); Mexico (1.671 ca)…

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ ngày 3/1 đã cho phép tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer cho những người từ 12 đến 15 tuổi. Theo thông báo, FDA cũng rút ngắn thời gian cho tất cả người lớn tiêm vaccine tăng cường, từ 6 tháng xuống còn 5 tháng sau khi tiêm mũi đầu tiên. Cuối cùng, đối với trẻ em từ 5-11 tuổi, FDA cho phép tiêm mũi thứ 3 cho một số trẻ bị suy giảm miễn dịch nhất định. Trong thông báo, một quan chức hàng đầu của FDA cho biết, dựa trên đánh giá về dữ liệu hiện có, một liều tăng cường của vaccine hiện được cấp phép có thể giúp bảo vệ tốt hơn chống lại cả biến thể Delta và Omicron.

Tại Nam Mỹ, khu vực này hiện đã có 39.986.405 ca, trong đó 1.192.573 ca tử vong vì đại dịch. Các quốc gia Brazil, Argentina, Colombia, Peru, Chile… lần lượt đứng đầu khu vực vì mức độ ảnh hưởng của đại dịch COVID19. Brazil hiện vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bới dịch bệnh tại khu vực và thứ 3 thế giới. Tính đến nay, quốc gia này ghi nhận có 22.305.078 ca nhiễm, trong đó 619.209 ca tử vong vì COVID-19. Xếp sau Brazil về mức độ ảnh hưởng bởi dịch bệnh gồm Argentina, Colombia, Peru, Chile…

Tại châu Phi, tính đến nay, châu lục này ghi nhận 9.892.481 ca nhiễm, trong đó 229.568 ca tử vong vì dịch bệnh. Nam Phi tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh tại châu lục. Nước này ghi nhận có 3.475.512 ca nhiễm COVID-19, trong đó 91.312 ca tử vong vì dịch bệnh. Xếp sau Nam Phi về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 bao gồm, Morocco, Tunisia, Libya, Ethiopia, Ai Cập...

Châu Đại dương ghi nhận có 665.237 ca nhiễm COVID-19, trong đó 4.534 ca tử vong vì dịch bệnh. Australia, Fiji và French Polynesia vẫn đang dẫn đầu khu vực về mức độ ảnh hưởng bởi đại dịch. Trong 24 giờ qua, khu vực có 5 quốc gia ghi nhận có ca nhiễm mới COVID-19, bao gồm Australia (37.059 ca); Fiji (175 ca); New Zealand (51 ca); New Caledonia (62 ca) và Papua New Guinea (2 ca)./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.