Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Chàng Việt kiều Mỹ tâm huyết với nông sản Việt

PV - 19:46, 02/01/2021

Giúp sinh kế cho những dân chài gốc Việt hay sáng lập hợp tác xã nông nghiệp sạch ở California là chưa đủ, sáu năm nay, Nguyễn Hoài Daniel trở về quê hương và miệt mài tìm chỗ đứng cho nông sản Việt...

Nguyễn Hoài Daniel ở quê hương. (Ảnh: NVCC)
Nguyễn Hoài Daniel ở quê hương. (Ảnh: NVCC)

Nguyễn Hoài Daniel sinh ra tại quận Cam, California (Mỹ), nơi có rất đông người Việt sinh sống. Sau khi tốt nghiệp đại học, chàng trai trẻ quyết định đến thành phố New Orleans ở tiểu bang Louisiana để lập nghiệp. Anh làm nhiều việc liên quan đến các lĩnh vực môi trường, tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp và phát triển kinh tế cộng đồng.

Thế nhưng, bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời anh vào năm 2008 khi cùng gia đình trở về thăm quê hương lần đầu tiên. Bốn năm sau, anh trở lại với tư cách chuyên gia tư vấn hướng phát triển cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Từ năm 2014, anh quyết định đầu tư lâu dài ở Việt Nam.

Tìm về nguyên liệu bản địa

Chàng trai Mỹ gốc Việt ấy đã cần mẫn học tiếng Việt, tìm hiểu văn hóa Việt. Chọn đi đến các vùng sâu vùng xa, anh đã hướng dẫn bà con cách chăn nuôi, trồng trọt để tăng năng suất, sản lượng, nâng cao đời sống cho bà con Hmông, Dao, Thái, Tày...

Nếu như trước đây, Nguyễn Hoài Daniel ấp ủ một dự án về sản xuất một loại rượu whisky từ hạt ngô của Việt Nam, hay hoàn thiện sản phẩm rượu dân tộc Dao Đỏ làm từ hạt thóc, thì giờ đây anh lại thành công với Sông Cái Distillery. Đây là công ty chưng cất và phát triển thương hiệu Gin đầu tiên của Việt Nam, đã đạt ba huy chương Vàng và huy chương Bạch kim trong nhiều cuộc thi quốc tế uy tín ở Anh, Mỹ, Hong Kong (Trung Quốc).

Mong ước tạo ra được sản phẩm tốt cả về chất lượng và thương hiệu, công ty của Nguyễn Hoài Daniel phát triển chuỗi sản phẩm liên kết chiều dọc - tập trung ở các vùng sâu vùng xa và thực hiện phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” để học hỏi, trao đổi kiến thức với bà con.

Nguyễn Hoài Daniel không chỉ cam kết tạo công ăn việc làm, đảm bảo đầu ra, mà còn chuyển giao công nghệ, cung cấp máy móc, xây dựng nhà xưởng, kho, hướng dẫn bà con cách sơ chế để tăng nguồn thu nhập. Một điều anh nhận ra trong quá trình làm việc là các bạn nước ngoài rất có nhu cầu tìm hiểu về Việt Nam, nhất là về văn hóa, ẩm thực.

“Đối với tôi, doanh nghiệp không chỉ khai thác cơ hội kinh doanh, giúp ích cho cộng đồng và đất nước, mà còn đóng vai trò làm đại sứ thương hiệu cho nước nhà. May mắn là trong thời gian làm kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của Chính phủ và Nhà nước, từ Bộ Ngoại giao cho đến nhữngsở nông nghiệp ở các tỉnh chúng tôi có hoạt động”, anh nói.

“Muốn nhanh thì phải từ từ”

Tuy nhiên, Nguyễn Hoài Daniel quan niệm rằng làm thương hiệu cũng khá giống làm nông. Bón phân chuồng cho ruộng thì có thể trong hôm nay cây chưa tốt ngay lập tức như bón phân hoa học, nhưng lâu ngày đất sẽ tốt và bền vững, thân thiện với môi trường hơn.

Anh đồng ý với câu nói mà hiện nay giới trẻ hay truyền nhau là “muốn nhanh thì phải từ từ”, cũng gần như câu nói của ông bà mình xưa là “dục tốc bất đạt”.

Theo Nguyễn Hoài Daniel, hiện tại Việt Nam xuất khẩu nhiều nông sản, nhưng chủ yếu tập trung ở phần nguyên liệu thô. Ví dụ như cà phê, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ hai trên thế giới và là một trong những nguồn cung cấp chính cho Mỹ, nhưng chỉ có khoảng 16% người tiêu dùng ở Mỹ nghĩ đến Việt Nam khi nhắc đến cà phê.

Anh dẫn chứng, các dự án thu mua ngô giống bản địa ở Đại học Nông nghiệp bị tạm ngừng do hết ngân sách từ 2002, trong khi những giống ngô cổ này rất được cộng đồng khoa học thế giới quan tâm.

Về giải pháp tìm chỗ đứng cho nông sản Việt hiện nay, chàng Việt kiều Mỹ cho rằng cần đẩy mạnh tầm quan trọng và quảng bá cho các nông sản đã có chỉ dẫn địa lý, thể hiện sự hỗ trợ của nhà nước đối với những hộ gia đình, những doanh nghiệp tuân thủ các quy định của nhà nước. Bởi nếu không kiểm soát tốt vấn đề này, thì những người tuân thủ đúng luật sẽ bị thiệt và có thể sẽ hình thành tâm lý “một mình mình làm đúng luật thì chỉ thiệt mình”.

Cũng theo Nguyễn Hoài Daniel, cần phải đẩy mạnh phát triển thương hiệu ở phân khúc hàng cao cấp và xuất khẩu nông sản quý dưới các hình thức sản phẩm tiêu dùng đã được chế biến đồng thời đi kèm với các câu chuyện và văn hóa Việt Nam.

“Để làm được điều này thì bảo tồn giống cổ Việt Nam, bảo tồn các giá trị văn hóa để bản thân người Việt Nam trong nước thấy tự hào để giới thiệu với bạn bè quốc tế, đồng thời thể hiện hình ảnh, tính cách độc đáo khác biệt so với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, châu Á. Tôi hy vọng Việt Nam mình sẽ ngày càng phát triển, sớm có tên trên bản đồ thế giới trong lĩnh vực hàng cao cấp”, Nguyễn Hoài Daniel chia sẻ./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.