Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Đẩy mạnh công nghệ chế biến: Hướng tiêu thụ ổn định cho nông sản Việt

Thúy Hồng - 14:06, 01/06/2020

Trong 4 tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động rất mạnh đến hoạt động xuất khẩu nông sản. Quan tâm đầu tư, đẩy mạnh công nghệ chế biến là một trong những hướng đi được kỳ vọng sẽ giúp nông sản phục hồi sau đại dịch. Công nghiệp chế biến không chỉ giải quyết tình trạng “giải cứu” nông sản mà còn đóng vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp chủ động thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị cho nông sản Việt Nam.

Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu sẽ là hướng tiêu thụ ổn định cho nông sản Việt
Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu sẽ là hướng tiêu thụ ổn định cho nông sản Việt

Ngay từ những ngày đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, đã có hàng trăm, nghìn tấn thanh long, dưa hấu… ở các tỉnh miền Trung không tiêu thụ được đã phải kêu gọi người dân cả nước chung tay giải cứu. 

Hiện nay, khi dịch Covid-19 tại Việt Nam đã được khống chế nhưng thị trường tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang, vùng vải thiều lớn nhất nước cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, chính quyền và người nông dân đang phải tìm cách giải quyết. 

Theo số liệu từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 4/2020, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta chỉ đạt gần 2,9 tỷ USD. Tổng giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2020 của ngành Nông nghiệp vì thế chỉ đạt hơn 12 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, trong khi nông sản tươi bị tắc thì nông sản chế biến, đóng hộp xuất khẩu lại đang “cháy hàng”, lượng xuất khẩu tăng vọt, nhất là thị trường Trung Quốc.

Điển hình như tại Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Tam Điệp, Ninh Bình) - doanh nghiệp chuyên chế biến xuất khẩu dứa tại vùng miền núi của địa phương đã có cách chế biến khác so với trước khi có dịch bệnh. Các sản phẩm dứa được đóng gói ở nhiệt độ âm 18oC và cho vào bảo quản thì những túi dứa tươi sẽ có hạn sử dụng lên đến 2 năm, thay vì chỉ 2 - 3 tuần so với sơ chế thông thường. Do đó, trong 1 ngày, Công ty chế biến tới gần 400 tấn nguyên liệu dứa để phục vụ xuất khẩu. Số lượng này cao gấp đôi so với thời điểm trước khi có dịch bệnh.

Hay như câu chuyện giải cứu thanh long. Khi thị trường Trung Quốc đóng cửa do bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, một đầu bếp của chuỗi hệ thống bánh ABC đã cho ra mắt món bánh mì thanh long. Câu chuyện thú vị này cho thấy, nhờ có chế biến sâu, thanh long đã không chỉ là mặt hàng buộc phải xuất tươi mà hoàn toàn có thể trở thành nguyên liệu cho một sản phẩm mới bán rất đắt hàng và cho giá trị cao hơn hẳn so với thông thường. Đặc biệt, nó mở ra một hướng đi mới cho việc sử dụng sản phẩm thanh long về lâu dài.

Từ đây có thể thấy, việc chế biến nông sản để đa dạng hóa sản phẩm từ gạo, trái cây, rau củ… góp phần giải được bài toán tồn đọng, ùn ứ nông sản hay thiếu kho lạnh dự trữ… Khâu chế biến luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp và trong bối cảnh hiện nay nó lại càng chứng minh cho điều đó. 

Theo ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao, cần phải đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản. Bởi đây không chỉ là xu thế tiêu dùng quốc tế, mà còn nâng cao giá trị gia tăng, chủ động trong xuất khẩu, giảm được rất nhiều tác động khi có biến động của thiên tai, dịch bệnh, cũng như các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.