Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Công nghệ Blockchain giấy thông hành cho nông sản

PV - 16:55, 10/07/2018

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực sản xuất chế biến nông sản lớn nhất cả nước, với thế mạnh về sản xuất gạo, thủy hải sản và trái cây. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu trong nhiều năm qua vẫn chưa được nâng lên. Nguyên nhân do sản phẩm chủ yếu là xuất thô, chưa có nhiều giá trị gia tăng, nhiều rào cản kỹ thuật về chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo“Nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu bằng công nghệ Blockchain”, vừa được tổ chức tại TP. Cần Thơ.

Đảm bảo tính minh bạch

Blockchain là một công nghệ mới, dùng để lưu trữ thông tin dựa trên cơ chế đồng thuận và chống lại việc thay đổi của dữ liệu. Blockchain sẽ đem lại tính minh bạch và loại bỏ các chi phí không hiệu quả và không cần thiết, nâng cao tính bảo mật, trao quyền cho cộng đồng.

Blockchain Vườn nhãn Ido của nông dân đang tìm hiểu để sử dụng công nghệ Blockchain.

Ưu điểm của sử dụng Blockchain là: giảm hoặc thậm chí loại bỏ gian lận, tăng khả năng quản lý hàng trong kho, giảm chi phí vận chuyển; giúp người nông dân dễ dàng tiếp cận với khách hàng… tạo ra một hệ sinh thái xoay quanh an toàn thực phẩm.

Sự kết nối giữa nông dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay còn nhiều hạn chế. Nhất là việc xác định nguồn gốc và quá trình sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp luôn gặp nhiều vấn đề. Nổi lên là vấn nạn thực phẩm bẩn làm đau đầu cả người tiêu dùng lẫn các nhà sản xuất. Chính vì vậy, việc minh bạch hóa chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm được xem như giấy thông hành, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trên thị trường đang cần các cơ quan chức năng đánh giá đúng giá trị.

Theo các chuyên gia, công nghệ Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Bằng việc sử dụng Blockchain các công ty nông nghiệp có thể tạo ra một hệ thống ghi lại tất cả quá trình sản xuất của toàn bộ các sản phẩm nông nghiệp, giúp nhà nông có thể trả công xứng đáng với công sức họ bỏ ra, cũng như giúp cho nhà bán lẻ và người tiêu dùng có thể thẩm định chất lượng nông sản mà họ tiêu thụ và sử dụng. Đồng thời, giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình sản xuất; gia tăng giá trị thương hiệu và mở rộng thị trường, từ đó giúp tăng doanh thu và giảm chi phí quảng cáo, tăng trưởng thị trường nội địa.

“ĐBSCL là vùng đất có thế mạnh về nông nghiệp, nhưng luôn phải đối mặt với câu chuyện được mùa mất giá. Giải quyết bài toán này bằng cách nào cũng phải dựa vào yếu tố phát triển thị trường. Khách hàng cần gì? Họ cần sự chuẩn hóa, tính minh bạch… Đó là thuộc tính cơ bản của việc ứng dụng công nghệ Blockchain”, ông Vũ Trường Ca, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Lina Network chia sẻ.

Giải pháp hữu hiệu

ĐBSCL là khu vực sản xuất chế biến nông sản lớn nhất cả nước, với thế mạnh về sản xuất gạo, thủy hải sản và trái cây. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu trong nhiều năm qua vẫn chưa được nâng lên do sản phẩm chủ yếu là xuất thô, chưa có nhiều giá trị gia tăng, nhiều rào cản kỹ thuật về chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Ông Nguyễn Phương Lam, Phó Giám đốc phụ trách VCCI Cần Thơ dẫn giải: Sự kết nối giữa nhà sản xuất và nhà kinh doanh còn hạn chế, do đó việc xác định nguồn gốc và quá trình sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp luôn gặp nhiều vấn đề, chưa kể đến việc thẩm định của các sản phẩm và quá trình đó. “Đặc biệt vấn nạn mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang gây mất lòng tin ở người tiêu dùng. Để giải bài toán này, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm cũng như xây dựng lòng tin từ người tiêu dùng, đến thời điểm hiện tại, công nghệ Blockchain được xem là giải pháp hữu hiệu”, ông Lam nhận định.

Áp dụng đặc điểm không thể làm giả, không thể phá hủy của Blockchain vào ngành sản xuất giúp người tiêu dùng truy suất được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đang được chào bán, từ đó đem lại tính minh bạch và loại bỏ các chi phí không cần thiết, nâng cao tính bảo mật, trao quyền cho cộng đồng.

Nông dân Trần Văn Phục, xã An Thạnh Nhì, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: “Để bắt kịp xu hướng hội nhập ngoại, việc liên kết thành lập liên minh HTX sản xuất nhãn ido theo dạng hữu cơ, khép kín thì phải chứng minh nguồn gốc sản phẩm của mình. Từ đó mới ký được các hợp đồng lớn với các thị trường trong và ngoài nước, Vì vậy, việc sử dụng công nghệ Blockchain sẽ tạo điều kiện cho nông dân chúng tôi thuận lợi trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm”.

Ưu điểm của công nghệ Blockchain là giảm hoặc thậm chí loại bỏ gian lận, tăng khả năng quản lý hàng trong kho, giảm chi phí vận chuyển; giúp người nông dân dễ dàng tiếp cận với khách hàng... tạo ra hệ sinh thái xoay quanh an toàn thực phẩm.

SONG VY

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.