Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cấp bách ứng cứu đê biển Tây

N. Tâm - 09:48, 14/08/2020

Mặc dù mùa mưa bão mới chỉ bắt đầu, nhưng nhiều nơi trên tuyến đê biển Tây đi qua địa bàn 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang đã bị sạt lở nghiêm trọng, có nơi đê đã vỡ.

Nhiều điểm trên tuyến đê biển Tây không còn đai rừng phòng hộ
Nhiều điểm trên tuyến đê biển Tây không còn đai rừng phòng hộ

Mới đây, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 trên Biển Đông, mưa lớn kéo dài (trong 2 ngày 30 - 31/7) kết hợp với triều cường dâng cao, gió lớn đã làm sạt lở 2 đoạn đê biển Tây với chiều dài trên 70m thuộc địa bàn ấp Cây Gõ, xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh (Kiên Giang). 

Đến ngày 1/8, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy quân sự huyện An Minh cùng lực lượng chức năng và người dân địa phương mới gia cố xong 2 đoạn đê bị sạt lở. Đến ngày 6/8, ghi nhận tại tuyến đê biển Tây thuộc huyện An Minh (Kiên Giang), toàn bộ đất gia cố thân đê tiếp tục bị cuốn trôi ra biển.

UBND tỉnh Kiên Giang đã công bố tình trạng sạt lở đê biển nghiêm trọng; chỉ đạo ngành hữu quan cùng với địa phương tuyên truyền phổ biến tình trạng nguy hiểm tại khu vực sạt lở đê biển để chủ động phòng tránh, vận động Nhân dân di dời đến nơi an toàn.

Còn trên địa bàn tỉnh Cà Mau, qua khảo sát thực tế, hiện toàn tuyến đê biển Tây có 3 đoạn sạt lở đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài khoảng 2.998m. Các đoạn bị sạt lở, nếu vỡ đê xảy ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 26.160 hộ dân sinh sống ven biển và 90.000ha đất sản xuất nông nghiệp.

Trước tình hình đê biển Tây bị sạt lở và diễn biến phức tạp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã trực tiếp đi khảo sát. 

“Hiện nay, dù mới bước vào mùa mưa bão, nhưng tình trạng sạt lở bờ biển đang diễn ra rất nhanh. Chúng tôi đang rất lo tại những vị trí không có kè, trong khi đai rừng phòng hộ rất mỏng, thậm chí có nơi không còn rừng nữa. Tại những đoạn bị sạt lở, ngành chức năng địa phương đã điều động các phương tiện ra hộ đê. Song do mưa to, sóng lớn nên điều kiện thi công rất khó khăn”, ông Hải nhận định.

Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.