Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khẩn cấp tìm giải pháp cứu kè biển Cửa Đại

PV - 10:19, 26/04/2018

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, đến thời điểm hiện tại, tuyến kè cứng bê tông biển Cửa Đại (TP. Hội An, Quảng Nam) với chiều dài 714m đã bị xâm thực nghiêm trọng.

Kè biển Cửa Đại bị sụt lún nghiêm trọng. Kè biển Cửa Đại bị sụt lún nghiêm trọng.

 

Mới đây nhất, trên tuyến kè xuất hiện thêm 2 vị trí nứt gãy hoàn toàn với chiều dài dọc thân kè khoảng 60m. Đặc biệt, tại vị trí đoạn kè đặt tuyến cáp ngầm ra đảo Cù Lao Chàm cũng đang bị xói lở nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến an toàn cho tuyến cáp điện này.

Để ứng cứu khẩn cấp tuyến kè cứng này, trước đây TP. Hội An đã dùng bao tải đựng cát lấp bề mặt và trám lại chỗ bị sụt lún, sau mùa biển động sẽ có phương án gia cố tổng thể. Tuy nhiên, với tình trạng bị sóng biển tấn công liên tục thì các đoạn bờ kè gia cố tạm bợ này không thể chịu đựng được, những điểm đã gia cố vẫn tiếp tục bị sụt lún.

UBND TP. Hội An đã giao Ban quản lý Dự án và Đầu tư xây dựng Hội An thuê đơn vị tư vấn, khảo sát. Qua khảo sát của đơn vị tư vấn, hiện phần thân toàn tuyến đã bị rỗng, khoảng cách giữa tấm lát thân kè và phần đất thân kè 0,8-2,8m; những vị trí mái kè bị sụt lún thì độ rỗng khoảng 3m, gây mất an toàn cho tuyến kè.

Trong khi chờ đợi các giải pháp tổng thể, UBND TP. Hội An kiến nghị tỉnh Quảng Nam có giải pháp cấp thiết chống tình trạng sạt lở hiện nay. Đồng thời, báo cáo phương án sửa chữa tuyến kè sạt lở trên với 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ đưa ra giải pháp khắc phục các vị trí sụt lún cục bộ trên toàn tuyến như: Tháo dỡ các khối xếp và hệ đầm đã lún sụt, đổ cát, lót vải địa kỹ thuật, làm lớp đá dăm, dùng vữa bê tông để kết nối lại bằng các tấm đanh lớn như vị trí cũ trước khi sụp…

Giai đoạn 2 sẽ xây dựng mới các kè mỏ hàn tạo bồi, giảm sóng nước chân kè bằng đá hộc. Đồng thời xây dựng các tuyến đê giảm sóng. Tổng kinh phí đầu tư cho việc sửa chữa toàn tuyến kè dự kiến khoảng 27 tỷ đồng.

Thiết nghĩ, trước thực trạng cấp bách này, tỉnh Quảng Nam cũng như thành phố Hội An cần ưu tiên xem xét thống nhất các phương án để có thể ứng phó kịp thời. Có như vậy, đoạn kè chắn biển quan trọng mới được giữ vững.

Được biết, tuyến bờ kè này được TP Hội An đầu tư xây dựng từ năm 2011, vốn đầu tư gần 300 tỉ đồng, với mục đích ngăn chặn tình trạng xâm thực nước biển. Kết cấu kè bằng tường chắn sóng kết hợp chắn đất bên trong, là loại tường bê tông cốt thép, mặt tường giáp biển lượn cong để hắt sóng, mặt trong thẳng đứng, trồng cỏ chống xói lở và trồng dừa chống gió, cát... Tuy nhiên, thời gian qua tuyến bờ kè bị xâm thực gây sạt lở nghiêm trọng.

THIÊN  ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.