Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Thực trạng đáng quan ngại của hệ thống đê điều

PV - 10:58, 17/05/2019

Việt Nam là quốc gia có hệ thống đê điều rất lớn, với chiều dài khoảng 9.300km (gần 2.900km đê biển và 6.400km đê sông), trong đó có trên 2.700km đê bảo vệ các khu vực có dân số tập trung đông, được phân cấp từ cấp III đến cấp đặc biệt. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác quản lý hệ thống đê điều vẫn còn có các yếu tố chủ quan từ con người, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Tình trạng xe quá tải vẫn thường xuyên qua lại trên các mặt đê. Tình trạng xe quá tải vẫn thường xuyên qua lại trên các mặt đê.

235 trọng điểm xung yếu

Theo thông tin từ Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay, hệ thống đê chưa đảm bảo đồng bộ theo tiêu chuẩn thiết kế, khả năng đảm bảo an toàn chống lũ, bão còn thấp. Trong hệ thống đê từ cấp III đến cấp đặc biệt còn 244km đê thiếu cao trình (độ cao so với tiêu chuẩn); trên 726km đê không đảm bảo mặt cắt thiết kế; trên 78km đê bị đùn sủi, thẩm lậu, rò rỉ; 448 cống dưới đê yếu, bị hư hỏng nặng và 220km kè bị hư hỏng, có diễn biến sạt lở. Hệ thống đê biển còn 1.983km chưa đảm bảo chống bão, triều thiết kế. Hệ thống đê dưới cấp III hầu hết còn nhỏ bé, nguy cơ tràn, vỡ cao.

Theo đó, trong các năm 2017 và 2018, hệ thống đê điều chịu tác động rất lớn từ thiên tai, bão, lũ lớn làm hư hỏng nghiêm trọng nhiều tuyến đê biển trong khu vực từ Hải Phòng đến Thừa Thiên-Huế, với chiều dài trên 55km. Nhiều tuyến đê có hiện tượng tràn và xấp xỉ tràn, gây ra 467 sự cố đê điều tại nhiều tỉnh, thành phố. Qua đánh giá hiện trạng đê điều trước mùa lũ, bão năm 2019, cơ quan chức năng phát hiện, trên các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt có 235 trọng điểm xung yếu.

Nói về nguyên nhân xuống cấp của hệ thống đê điều, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục Trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai nhấn mạnh, ở Việt Nam, đê chủ yếu được đắp bằng đất qua nhiều thế hệ, chịu tác động lớn của khí hậu mưa, nắng và các hoạt động kinh tế-xã hội như xe chạy trên đê, đặc biệt là xe quá tải trọng quy định, nên bị hư hỏng, xuống cấp. Ngoài ra, 17 năm qua, kể từ sau trận lũ 2002, trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình chưa có lũ lớn, đã xuất hiện tư tưởng chủ quan cả từ người dân đến cán bộ lãnh đạo các cấp.

Bên cạnh đó, thời gian qua, hành vi vi phạm pháp luật về đê điều vẫn ở mức cao với quy mô lớn, phức tạp, kéo dài. Theo báo cáo của các địa phương, trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, tổng số vụ vi phạm pháp luật về đê điều từ năm 2011 đến hết năm 2018 là 10.184 vụ. Trong đó, năm 2018 xảy ra 558 vụ vi phạm, đã xử lý được 186 vụ, còn tồn đọng 372 vụ.

Tăng cường vai trò của lãnh đạo cấp huyện

Nói về công tác quản lý và bảo vệ đê điều, tại Hội nghị “Vai trò của chủ tịch cấp huyện các tỉnh thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt” vào 14/5 mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, nhấn mạnh, để làm tốt vấn đề này, vai trò của chủ tịch cấp huyện là rất quan trọng. Do cấp huyện là cấp gần gũi nhất nắm bắt thông tin theo dõi diễn biến tại cơ sở, trong các trường hợp khẩn thiết có thể ứng cứu ngay.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, điều 43, Luật Đê điều hiện hành đã quy định cụ thể vấn đề này. Trong đó, UBND huyện có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác phòng chống thiên tai, quản lý, bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê theo pháp luật về đê điều và pháp luật về phòng, chống thiên tai. Chủ tịch UBND cấp huyện là người đứng đầu UBND cấp huyện, có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của UBND huyện trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, đê điều trên địa bàn.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, các huyện cần tập trung 6 nhiệm vụ cơ bản. Đó là, đánh giá hiện trạng hệ thống đê điều, xây dựng hoàn thiện phương án bảo vệ trọng điểm và hộ đê; Chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện theo phương án bảo vệ trọng điểm và hộ đê được phê duyệt; Chuẩn bị vật tư, phương tiện, tổ chức tuần tra canh gác trong mùa lũ; chế độ kiểm tra, báo cáo và xử lý sự cố đê điều, hộ đê; Tăng cường công tác ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn; Tổ chức thực hiện phong trào thi đua xây dựng đê kiểu mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động; Ứng dụng công nghệ thông tin và thành tựu về công nghệ mới trong quản lý, chỉ đạo, hộ đê.

HIẾU ANH

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!