Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cao Bằng: Nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ, sắp xếp dân cư ở vùng có nguy cơ thiên tai cao

Thái Hòa - 18:39, 23/09/2024

Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã dùng nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, để hỗ trợ sắp xếp dân cư ở vùng có nguy cơ thiên tai cao đến nơi ở mới, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân, đồng thời đầu tư xây dựng nhiều điểm tái định cư tập trung.

Đồng chí Hoàng Văn Thạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng và Đoàn Công tác UBND tỉnh kiểm tra các điểm có nguy cơ sạt lở trên địa bàn huyện Bảo Lạc, ngày 19/9/2024.
Ông Hoàng Văn Thạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng và Đoàn Công tác UBND tỉnh kiểm tra các điểm có nguy cơ sạt lở trên địa bàn huyện Bảo Lạc, ngày 19/9/2024.

Nguồn lực kịp thời

Bảo Lạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Cao Bằng, có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh, bởi những ngọn núi cao và nhiều khe suối. Trên địa bàn Huyện còn nhiều hộ dân đang sinh sống ở vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai, trong đó có các xã: Hưng Đạo, Sơn Lộ.

Từ năm 2021, UBND tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt 2 Dự án đầu tư xây dựng công trình bố trí dân cư vùng thiên tai, xóm Bản Riềng (xã Sơn Lộ) và xóm Cốc Ngòa (xã Hưng Đạo). Tuy nhiên, do chưa bố trí được nguồn vốn nên chưa thể thực hiện.

Cuối năm 2022, cùng với các địa phương khác, tỉnh Cao Bằng triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg (Chương trình MTQG 1719). Một trong những ưu tiên của Tỉnh là bố trí vốn đầu tư xây dựng các điểm tái định cư cho người dân ở vùng có nguy cơ thiên tai cao.

Trong đó, Tỉnh đã bố trí 26,467 tỷ đồng, để thực hiện dự án bố trí dân cư vùng thiên tai, xóm Bản Riềng, xã Sơn Lộ; bố trí hơn 25 tỷ đồng, triển khai dự án tại xóm Cốc Ngòa, xã Hưng Đạo.

Theo Hoàng Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc, hiện cơ bản 02 dự án đã hoàn thành đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng và dự kiến đón dân đến định cư vào cuối năm 2024 này. Trong đó, điểm tái định cư Bản Riềng có 42 lô đất, có diện tích 400m2/lô, để bố trí cho 42 hộ; điểm tái định cư xóm Cốc Ngòa có 25 lô đất, có diện tích 300m2/lô, bố trí cho 25 hộ dân.

Cả 02 điểm tái định cư này đều được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, như: Đường giao thông, điện lưới, công trình nước sinh hoạt, công trình thủy lợi,.... Đồng thời, chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí, để các hộ di dời đến nơi ở mới.

Mặt bằng tại xóm Cốc Ngòa (xã Hưng Đạo, huyện Bảo Lạc) đã cơ bản hoàn thành, bố trí được 25 hộ tái định cư.
Mặt bằng tại xóm Cốc Ngòa (xã Hưng Đạo, huyện Bảo Lạc) đã cơ bản hoàn thành, bố trí được 25 hộ tái định cư.

Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, Chương trình MTQG 1719 đã kịp thời giúp tỉnh tháo gỡ khó khăn về vốn trong triển khai đầu từ các dự án bố trí dân cư vùng thiên tai trên địa bàn tỉnh. Triển khai Dự án 2 thuộc Chương trình MTQG 1719, hiện, Tỉnh đang có 08 dự án sắp xếp, bố tí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, chuyển tiếp từ năm 2022 tại các huyện, như: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hòa An, Quảng Hòa, Thạch An. Các dự án đang được triển khai theo đúng tiến độ.

“Thực hiện Dự án 2 thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng phấn đấu hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch; quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ DTTS đang cư trú phân tán ở nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở”, ông Hùng, cho biết.

Hỗ trợ thiết thực

Cùng với đầu tư điểm tái định cư thì vốn Chương trình MTQG 1719 cũng hỗ trợ thiết thực để di dời các hộ đang sinh sống ở vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai đến nơi ở mới. So với các chương trình, dự án khác thì kinh phí hỗ trợ di dời từ Chương trình MTQG 1719 có định mức cao hơn.

Theo ông Nông Chí Kiên, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông) tỉnh Cao Bằng, việc hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai được quy định tại nhiều văn bản chính sách. Trong đó, theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mức hỗ trợ di dời là 10 triệu đồng/hộ; theo Quyết định số 590/2022/QĐ-TTg là 30 triệu đồng/hộ.

Tuy nhiên, các mức hỗ trợ này vẫn thấp và chưa đáp ứng nhu cầu của các hộ. Trong khi đó, các hộ trong diện phải di dời đa số là hộ nghèo, ở vùng sâu, vùng xa. Ông Kiên, chia sẻ.

Còn thực hiện Chương trình MTQG 1719, theo hướng dẫn tại Thông tư số 15/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính thì mức hỗ trợ di dời sẽ được tính theo thực tế khi lập dự án; căn cứ vào quãng đường thực tế di dời và đơn giá của loại phương tiện vận chuyển phổ biến tại địa phương. Chính định mức “mở” này nên tại nhiều điểm tái định cư trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, vốn Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ di dời 44 triệu đồng/hộ.

Căn nhà đang hoàn thiện của gia đình anh Bính Văn Thanh (ở xóm Nà Xiêm, xã Bảo Toàn, huyện Bảo Lạc) được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, để di dời khỏi nơi có nguy cơ thiên tai cao đến nơi ở mới, ổn định cuộc sống
Căn nhà đang hoàn thiện của gia đình anh Bính Văn Thanh (ở xóm Nà Xiêm, xã Bảo Toàn, huyện Bảo Lạc) được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, để di dời khỏi nơi có nguy cơ thiên tai cao đến nơi ở mới, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 đã và đang trợ lực kịp thời, để tỉnh Cao Bằng sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cân thiết. Nhưng, theo đánh giá của UBND tỉnh Cao Bằng, nhu cầu sắp xếp, ổn định dân cư của tỉnh còn rất lớn, trong khi nguồn lực mới chỉ đáp ứng khoảng 46% so với nhu cầu thực tế.

Đó là chưa kể, dưới tác động của biến đổi khí hậu, số lượng dân cư cần di dời, tái định cư ngày càng phát sinh. Ngay trong và sau bão số 3 và hoàn lưu của bão, hàng trăm hộ dân ở Cao Bằng đã buộc phải di dời, hoặc sẽ phải di dời đến nơi an toàn trong thời gian tới. Đơn cử tại huyện Bảo Lạc, toàn huyện đã phải di dời 259 hộ ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở.

Ngày 19/9, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau mưa lũ tại huyện Bảo Lạc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, đồng chí Hoàng Văn Thạch yêu cầu địa phương phải nhanh chóng di dời các hộ dân xung quanh khu vực nguy cơ sạt lở đến nơi ở mới an toàn. Đồng chí Hoàng Văn Thạch cũng nhìn nhận, trên địa bàn Huyện cũng như tỉnh Cao Bằng, đất rộng nhưng chủ yếu là núi cao, nhiều vị trí nguy hiểm nên việc ổn định cho người dân sau này rất khó khăn. Điều này đòi hỏi các địa phương cần nỗ lực, sử dụng hiệu quả nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 và các nguồn lực khác, để thực hiện sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở vùng có nguy cơ thiên tai cao.



Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.