Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cao Bằng: Giải pháp về công tác cán bộ sau sáp nhập

Minh Thu - 20:35, 16/03/2020

Theo Đề án của Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021, ngày 14/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua nội dung sắp xếp 2 đơn vị hành chính cấp huyện và 76 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Cao Bằng. Sau sáp nhập, tỉnh Cao Bằng giảm 3 huyện (còn 9 huyện, 1 thành phố) và giảm 38 xã (còn 8 phường, 14 thị trấn và 139 xã).

Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Trà Lĩnh sắp xếp hồ sơ, chuẩn bị cho việc di chuyển, sáp nhập với huyện Trùng Khánh.
Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Trà Lĩnh sắp xếp hồ sơ, chuẩn bị cho việc di chuyển, sáp nhập với huyện Trùng Khánh

Thực hiện Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, tỉnh Cao Bằng đã thực hiện sáp nhập huyện Trà Lĩnh vào huyện Trùng Khánh, huyện Phục Hòa vào huyện Quảng Uyên, huyện Thông Nông vào huyện Hà Quảng. Sau khi sáp nhập, tỉnh Cao Bằng giảm 3 huyện (còn 9 huyện, 1 thành phố) và giảm 38 xã (còn 8 phường, 14 thị trấn và 139 xã). Mọi hoạt động của các đơn vị hành chính này bắt đầu thực hiện từ ngày 1/4/2020.

Theo đó, Cao Bằng cần sắp xếp vị trí việc làm cho 691 người cấp huyện; 1.533 người cấp xã. Giải pháp bố trí đội ngũ cán bộ, công chức đối với cấp huyện của tỉnh là giải quyết chế độ hưu theo quy định (71 người); bố trí làm việc tại 3 huyện là 270 người. Với số cán bộ, công chức dôi dư tại 6 huyện là 350 người, Cao Bằng sẽ giải quyết nghỉ chế độ tinh giản biên chế theo Nghị định số 108; một số cán bộ sẽ được điều động sang các huyện hoặc điều động giữ các chức danh ở cấp xã.

Còn đối với cán bộ, công chức cấp xã, tỉnh Cao Bằng sẽ sắp xếp, bố trí ở 38 cấp xã mới là 1.171 người. Số cán bộ, công chức cấp xã dôi dư trong giai đoạn 2020 - 2025 là 362 người, tỉnh sẽ giải quyết chế độ nghỉ hưu theo quy định; điều động công chức sang các cấp xã lân cận; luân chuyển cán bộ chuyên trách sang công chức các xã còn thiếu biên chế...

Có thể thấy, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để thực hiện tinh giản biên chế là việc làm không dễ dàng, trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều vướng mắc. Tuy nhiên, tỉnh đã quán triệt các nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ; thành lập Ban Chỉ đạo các cấp; chỉ đạo các huyện thành lập 5 tổ (Truyền thông, Địa giới hành chính, Thực hiện đề án sáp nhập, Chế độ chính sách cho cán bộ và Tổ cơ sở vật chất và giải quyết khiếu nại tố cáo), để thực hiện các nghị quyết về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh là một trong những đơn vị cấp xã của tỉnh đã thực hiện có hiệu quả việc sáp nhập trong thời gian qua. Ông Hoàng Văn Dương, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thực hiện Đề án xã Cô Mười được sáp nhập vào xã Quang Hán. Sau khi sáp nhập, xã có hai cán bộ chức danh Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND. Để sắp xếp công tác cán bộ, chúng tôi sẽ luân chuyển công tác hoặc vận động hai cán bộ nghỉ trước thời hạn do các đồng chí này đã gần đến thời gian được nghỉ chế độ…

“Rất vui là các lãnh đạo của xã đều ủng hộ phương án này. Tuy có nhiều tâm tư, nhưng về cơ bản, các cán bộ đều nhìn nhận, đây là chủ trương đúng đắn của Đảng. Sáp nhập để tỉnh giản biên chế, giúp cho bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn”, ông Dương chia sẻ thêm.

Ông Lại Xuân Môn, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng cho biết: Việc sắp xếp các đơn vị cấp huyện, cấp xã là việc khó, phức tạp. Tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nên đã tạo được sự đồng thuận cao.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.