Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cảnh báo về tội phạm dùng công nghệ trong tín dụng đen

Hồng Phúc - 11:59, 25/12/2019

Theo thống kê của Bộ Công an, hiện toàn quốc có gần 28 nghìn cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ (trong đó 640 cơ sở không có giấy phép kinh doanh hoạt động tín dụng, 4.048 cơ sở có dấu hiệu cho vay tín chấp trái phép); 1.496 cơ sở kinh doanh tài chính trái phép dưới các hình thức cho thuê xe tự lái, bán vé máy bay, hỗ trợ tài chính...

Các đối tượng trong ổ nhóm cho vay nặng lãi tại thị xã Phú Thọ khai báo tại cơ quan điều tra. Ảnh TL
Các đối tượng trong ổ nhóm cho vay nặng lãi tại thị xã Phú Thọ khai báo tại cơ quan điều tra. Ảnh TL

6 tháng đầu năm 2019, cả nước xảy ra 1.174 vụ phạm pháp liên quan đến hoạt động tín dụng đen (TDĐ), lực lượng Cảnh sát Hình sự điều tra, xử lý hình sự 390 vụ, khởi tố, bắt giữ 1.084 đối tượng phạm tội. Điển hình, Cục Cảnh sát Hình sự phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây TDĐ núp dưới bóng Công ty tài chính Nam Long với 26 chi nhánh ở 63 tỉnh, thành; Công an TP. Hà Nội triệt phá băng nhóm hoạt động TDĐ núp bóng Công ty Hải Linh, bắt 11 đối tượng, thu giữ hơn 11 tỷ đồng.

Đáng quan tâm là cơn bão TDĐ đang hoành hành đến vùng sâu vùng xa, gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho người dân. Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, Chuyên gia tội phạm học (Bộ Công an), hoạt động TDĐ đang diễn ra phức tạp, len lỏi từ đô thị đến vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào DTTS. 

Đặc biệt hiện nay, ở đô thị cũng như vùng nông thôn, miền núi đang rộ lên thủ đoạn cho vay mới: Qua ứng dụng điện thoại. Người có nhu cầu vay tiền tải ứng dụng về máy điện thoại, điền đầy đủ các thông tin cá nhân, cung cấp hình ảnh căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng. Người vay phải đồng ý với điều khoản cho ứng dụng truy cập danh bạ trên máy điện thoại di động. Nếu người vay thỏa mãn điều kiện, không cần gặp mặt mà chỉ vài phút đồng hồ, hệ thống tài khoản của công ty cho vay sẽ tự động chuyển tiền vay cho khách hàng bằng số tài khoản ngân hàng đã kê khai trước đó. Mức lãi suất cho vay trên App phổ biến ở mức 4,4%/ngày, tương đương 30,8%/tuần, 132%/tháng và 1.600%/năm.

Nếu đến hạn mà người vay chậm trả, thì nhân viên thu hồi nợ sẽ liên tục điện thoại cho người vay để đòi nợ, nhân viên thu hồi nợ sẽ điện thoại “khủng bố” tất cả những người trong danh bạ điện thoại của người vay (gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...); nhục mạ, hạ uy tín, gây sức ép yêu cầu những người quen biết với người vay tiền phải tác động đến người vay tiền phải chuyển tiền trả nợ cho chúng.

Ông Đào Trung Hiếu cho hay, nhu cầu vay hoặc cho vay TDĐ luôn tồn tại trong đời sống. Trong đó, nhiều người dân ở nông thôn hay đồng bào DTTS vì thiếu hiểu biết nên tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp bất chính như đầu tư tài chính trên mạng, tiền ảo, các dự án đầu tư hứa hẹn lợi nhuận cao; tham gia vào hoạt động TDĐ gom tiền để dồn cho đối tượng “đầu nậu” huy động vốn, nhằm hưởng chênh lệch giữa lãi suất đi vay và cho vay lại, khi đối tượng “đầu nậu” ôm tiền bỏ trốn, họ trở thành con nợ của nhiều người. 

Dính vào TDĐ, người dân phải chịu lãi suất cắt cổ, dẫn đến tình trạng nợ chồng nợ, rất khó thoát ra. Khi người vay mất khả năng chi trả, đối tượng cho vay sử dụng nhiều biện pháp tiêu cực để đòi nợ, như: đe dọa, ném chất bẩn; cố ý gây thương tích; hủy hoại, cưỡng đoạt tài sản; bắt giữ người trái pháp luật… 

Theo số liệu của Bộ Công an, trong khoảng 4 năm gần đây, trên toàn quốc xảy ra 7.624 vụ phạm tội liên quan đến TDĐ. Trong đó, có 56 vụ giết người, 398 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 836 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.809 vụ lừa đảo, 3.581 vụ lạm dụng tín nhiệm, 165 vụ hủy hoại tài sản… số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng và vỡ nợ dây chuyền. 

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.