Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Cảnh báo hệ lụy lâu dài từ nilon dùng trong nông nghiệp

PV - 10:04, 13/11/2018

Thời gian qua, nhiều người dân ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã dùng màng nilon phủ cho cây trồng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực hiện thời, thì lâu dài nguy cơ ô nhiễm đất và môi trường từ loại màng phủ nilon này đã trở thành vấn đề đáng báo động.

 

 

nilon Mô hình trồng cà gai leo bằng kỹ thuật phủ màng ni lon đang được người dân áp dụng rộng rãi.

Gia đình bà Trần Thị Lài, ở xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ có 4ha diện tích đất màu dùng để trồng các loại cây như lạc, ngô, dứa…Để hạn chế cỏ mọc giữ độ ẩm cho đất…, gia đình đã mua màng nilon về phủ cho cây trồng. Sau vụ đầu tiên thấy có hiệu quả nên các vụ tiếp theo, gia đình bà lại tiếp tục thực hiện cách làm này.

Tuy nhiên, bà Lài cũng nhìn nhận là bắt đầu thấy lo lắng, vì đất sản xuất đang có nguy cơ bị ô nhiễm từ những mảnh nilon. Bà cho hay, màng phủ nilon chỉ sử dụng được một vụ, sau đó bị rách nên phải vứt bỏ để thay màng phủ khác. Mặc dù gia đình đã cố gắng thu gom sau mỗi vụ thu hoạch nhưng không tránh được những mảnh nilon sót lại. “Nếu tình trạng này kéo dài có thể gia đình sẽ mất công và tiền bạc để cải tạo lại đất…”, bà Lài nói.

Điều đáng lo ngại, ở xã Cam Thủy việc sử dụng màng phủ nilon cho cây trồng được phần lớn các hộ nông dân áp dụng. Hàng năm sau khi kết thúc mùa thu hoạch ngô hay lạc, người dân thường đem số màng nilon bị rách này ra đốt, khói bay vào làng xóm gây ra mùi khó chịu cho người dân. Đặc biệt, gặp mùa mưa, số nilon người dân thu gom không hết trôi theo dòng nước làm tắc hệ thống mương máng thoát nước, rác nổi lên trôi ngược vào thôn xóm, cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Bá Hiền ở xã Cam Thủy cho biết: trước đây gia đình ông cũng thực hiện kỹ thuật dùng màng phủ nilon để che cho 5 sào lạc. Tuy nhiên, nhận thấy quá trình này chỉ có lợi trước mắt và nguy hại sau này, nên hiện nay gia đình ông không thực hiện cách làm này nữa… Song ở địa phương, nhiều hộ vẫn còn thực hiện cách làm này.

Ông Đào Xuân Duy, Chủ tịch UBND xã Cam Thủy cho biết: Diện tích đất nông nghiệp của Cam Thủy chủ yếu là diện tích trồng các loại cây công nghiệp và cây trồng ngắn ngày. Trong số diện tích 244 ha đất nông nghiệp chỉ có 20ha trồng lúa nước, số còn lại là diện tích trồng ngô, lạc, cây dược liệu…Khi người dân áp dụng kỹ thuật phủ màng nilon cho cây trồng chúng tôi thấy đây là việc làm có hiệu quả, năng suất cây trồng được nâng lên.

Tuy nhiên, sau quá trình người dân áp dụng kỹ thuật này một cách đại trà thì mới thấy được hệ lụy của nó. Chính quyền đã khuyến cáo và tuyên truyền, nhưng người dân chưa có ý thức thực hiện chặt chẽ về qui trình thu gom loại rác thải nilon. Thậm chí có nhiều hộ vứt bỏ lung tung không đúng qui định gây nên bức xúc cho các hộ dân khác.

“Quan điểm của chính quyền là không cấm nhưng không khuyến khích người dân sử dụng màng phủ nilon trong sản xuất nông nghiệp; đồng thời tiếp tục tuyên truyền để người dân ý thức được tác hại của loại rác này đối với môi trường sống của con người…”, ông Duy chia sẻ.

Ông Phạm Viết Thanh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cam Lộ cho biết, để xử lý rác thải nilon trong nông nghiệp, UBND các xã cần quy hoạch khu xử lý rác thải hợp lý, thành lập tổ vệ sinh môi trường, phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức tốt việc thu gom rác thải. Mở thêm các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, trong đó hướng dẫn cụ thể người dân về các phương pháp xử lý chất thải nông nghiệp. Cùng với đó là tuyên truyền để người dân cùng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tiến hành thu gom và phân loại rác thải, tập kết rác đúng nơi quy định nhằm đảm bảo sức khỏe cho mình và góp phần bảo vệ môi trường sống được trong lành.

“Nilon sau khi đốt sẽ tạo ra khí thải có chứa chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, khó thở, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Nếu chôn cất thì sau hàng trăm năm vẫn không phân hủy được nên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đất sản xuất” - ông Phạm Viết Thanh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cam Lộ cho biết.

MINH THỨ

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!