Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cần xây dựng bảo tàng Champa tại Bình Định

Lê Phương - 18:40, 22/11/2022

Nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), ngày 22/11, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch Bình Định tổ chức Tọa đàm “Phát huy các di tích tháp Chăm trên địa bàn tỉnh Bình Định trong phát triển du lịch”. Gần 100 đại biểu là các chuyên gia trên lĩnh vực văn hóa, du lịch, đại diện các địa phương có tháp Chăm, các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh tham dự.

Quang cảnh buổi tọa đàm
Quang cảnh buổi tọa đàm

Theo Sở Văn hóa Thể thao (VHTT), Bình Định là vùng đất trầm tích nhiều nền văn hóa cổ - nơi định đô khá dài (từ thế kỷ XI - XV) và phát triển rực rỡ của nền văn hóa Champa. Toàn tỉnh có 142 di tích được xếp hạng. Trong đó, nổi bật là hệ thống di tích tháp Chăm với 8 cụm, 14 tháp mang phong cách kiến trúc của thời kỳ Vijaya đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia. Riêng tháp Dương Long (huyện Tây Sơn) được xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Các đại biểu tham gia góp ý kiến trong buổi tọa đàm
Các đại biểu tham gia góp ý kiến trong buổi tọa đàm

Ngoài kiến trúc tháp Chăm, Bình Định còn có 3 di tích thành cổ, gồm: Thành Đồ Bàn, thành Cha, thành Thị Nại. 6 di tích khu lò gốm cổ, 45 phế tích kiến trúc Champa nằm rải rác trên địa bàn tỉnh. Nhiều tác phẩm điêu khắc đá Champa độc đáo, trong đó, có 9 tác phẩm điêu khắc đá Champa được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia.

Hệ thống di tích văn hóa Champa ở Bình Định chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa độc đáo, là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa mang nét đặc trưng của Bình Định. Tuy nhiên, việc thu hút các Tour du lịch đến các di sản văn hóa Champa ở Bình Định vẫn còn thấp, cần tiếp tục có giải pháp để khai thác phục vụ du lịch hiệu quả hơn.

Tiết mục múa Champa tại buổi tọa đàm
Tiết mục múa Champa tại buổi tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, các cơ quan quản lý văn hóa, du lịch, các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch cùng nhau thảo luận, trao đổi, chia sẻ những giải pháp tối ưu trong việc bảo tồn, quảng bá phát huy giá trị các tháp Chăm của Bình Định, như: Liên kết Tour du lịch đưa du khách đến tham quan các di tích tháp Chăm, số hóa di tích tháp Chăm; khai thác một số loại hình dịch vụ, biểu diễn nghệ thuật để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tháp Chăm… theo hướng phù hợp với xu thế phát triển du lịch hiện nay.

Tiết mục múa Champa tại buổi tọa đàm
Tiết mục múa Champa tại buổi tọa đàm

Một số đại biểu tham dự tọa đàm cũng đưa ra ý kiến đề xuất xây dựng bảo tàng Champa tại Bình Định, nhằm đưa văn hóa Chăm đến gần hơn với công chúng. Vấn đề này không phải đến bây giờ mới được đưa ra, mà trong thập niên 80 - 90 của thế kỷ XX, ông Kazimierz Kwiatkowski - chuyên gia người Ba Lan đến Việt Nam giúp trùng tu các tháp Champa đã vài lần đề cập đến. Và có lẽ ông là người đầu tiên đề xuất ý tưởng xây dựng bảo tàng Champa trong khuôn viên di tích Tháp Đôi. Sở dĩ chọn xây bảo tàng Champa tại Tháp Đôi vì theo Kazimierz Kwiatkowski, di tích tháp Champa ở giữa lòng Tp. Quy Nhơn, là một điểm vô cùng đặc biệt.

Tháp đôi là địa điểm được gợi ý xây dựng bảo tàng Champa
Tháp đôi là địa điểm được gợi ý xây dựng bảo tàng Champa

Buổi tọa đàm là diễn đàn để Sở VHTT, Sở Du lịch Bình Định lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà quản lý Tour di lịch về định hướng phát huy giá trị các di tích tháp Chăm theo hướng phù hợp với xu thế phát triển của du lịch hiện nay. Cũng như những giải pháp về quảng bá giá trị độc đáo của hệ thống tháp Chăm Bình Định đến với du khách.

Dịp này, Sở VHTT, Sở Du lịch và Hiệp hội Du lịch Bình Định đã ký kết văn bản phối hợp tổ chức, khai thác các loại hình nghệ thuật, dịch vụ để tổ chức tại các tháp Chăm phục vụ du khách trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.