Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cần "cú hích" đủ mạnh để kích cầu thương mại vùng biên

Hiếu Anh - 12:39, 16/12/2021

Khu vực biên giới đất liền của Việt Nam là địa bàn trọng yếu, kéo dài gần 5.000 km, bao gồm nhiều cửa khẩu thông với quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, trên thực tiễn tình hình phát triển công nghiệp và thương mại vùng biên, nhất là xuất nhập khẩu qua khu vực này chưa được như kỳ vọng...

Nghị quyết mới của Chính phủ về phát triển vùng biên sẽ tăng cường nâng cấp các cửa khẩu. (Ảnh M.H)
Nghị quyết mới của Chính phủ về phát triển vùng biên sẽ tăng cường nâng cấp các cửa khẩu. (Ảnh M.H)

Chưa tương xứng với tiềm năng

Theo thông tin của Bộ Công Thương, đến nay, trên cả 3 tuyến biên giới với Lào, Campuchia và Trung Quốc đã thành lập 26 khu kinh tế cửa khẩu. Các tỉnh biên giới đã có 267 cụm công nghiệp hoạt động, với tổng diện tích là 8799 ha, tương ứng 36,6% số lượng và 39,4% diện tích các cụm công nghiệp đã hoạt động của cả nước. Bên cạnh đó, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện và năng lượng tái tạo, tại các khu biên giới trên cả nước đóng góp 44% tổng sản lượng điện toàn quốc.

Mặc dù đã có một số kết quả, song tình hình phát triển công thương khu vực biên giới vẫn chưa được như kỳ vọng. Hiện nay, cơ cấu kinh tế khu vực biên giới còn chậm chuyển dịch, vẫn dựa vào nông nghiệp là chính. Sản xuất công nghiệp khu vực biên giới chưa tạo ra được sản phẩm chủ lực, năng lực cạnh tranh còn yếu. Quy mô thương mại vùng biên còn rất khiêm tốn. Kim ngạch thương mại biên giới năm 2020 đạt 30 tỷ USD,   chỉ chiếm 5,5% tổng kim ngạch thương mại của cả nước.

Bên cạnh đó, hạ tầng thương mại vẫn chưa đáp ứng được tiềm năng và nhu cầu của hoạt động mua bán trao đổi, lưu thông hàng hóa tại khu vực biên giới với Lào, Campuchia và Trung Quốc. Các loại hình thương mại hiện đại như trung tâm Logistics hiện đang rất thiếu. Các loại hình hạ tầng thương mại biên giới sẵn có như kho hàng, chợ biên giới phân bố không đều. Hệ thống kho hàng, chợ biên giới phần lớn hiện nay chỉ nằm trên biên giới với Trung Quốc, Campuchia.

Cần phát triển công nghiệp vùng biên xứng với tiềm năng. (Ảnh M.H)
Cần phát triển công nghiệp vùng biên xứng với tiềm năng. (Ảnh M.H)

Cần "cú hích" đủ mạnh

Để từng bước giải quyết vấn đề này, ngày 16/8 vừa qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành và 25 tỉnh biên giới tổ chức Hội nghị Phát triển kinh tế khu vực biên giới. Theo đó, tại Hội nghị này, các đại biểu đã đưa ra một số kiến nghị giải pháp nhằm tăng cường công thương vùng biên giới, với những 'cú hích" đủ mạnh để kích cầu thương mại vùng biên.

 Ví dụ như, nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông… của vùng biên giới. Trên cơ sở đó, khẩn trương tích hợp vào các quy hoạch quốc gia, vùng, tỉnh giai đoạn 2021 - 2030. Tận dụng tốt mối quan hệ biên giới và các Hiệp định Thương mại tự do đã ký kết để thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu; Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến tận dụng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Kông, với các đối tác phát triển để hỗ trợ vốn đầu tư các dự án kết nối hạ tầng giao thông ở cả hai bên biên giới giữa Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia.

Bộ Công Thương cũng đề xuất, chúng ta cũng cần chủ động nâng cấp và mở mới các cặp cửa khẩu để đáp ứng nhu cầu giao thương của Nhân dân, doanh nghiệp của nước ta cũng như các nước láng giềng. Thời gian tới, Việt Nam cần nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu xuất khẩu chính ngạch, để khai thác thị trường hơn 1,6 tỷ dân của Trung Quốc. 

Tiếp tục tạo điều kiện cho trao đổi giữa các cư dân biên giới nhưng kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn lợi dụng hình thức này để xuất khẩu tiểu ngạch. Chúng ta cũng cần thu hút các doanh nghiệp công nghiệp lớn (trong và ngoài nước) đầu tư vào khu vực biên giới, để tạo động lực phát triển kinh tế khu vực biên giới. Đồng thời, cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ thị trường, đấu tranh chống buôn lậu gian lận thương mại, tạo môi trường lành mạnh cho thương mại biên giới phát triển.

Bên cạnh đó, chúng ta cần ưu tiên, phân bổ vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng cho khu vực biên giới, với phương châm “hạ tầng đến đâu thì kinh tế phát triển đến đó”.

Trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, hiện nay, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đang chỉ đạo xây dựng Nghị quyết phát triển kinh tế khu vực biên giới. Theo dự thảo của Nghị quyết này, Chính phủ sẽ giao Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và các địa phương liên quan rà soát quy hoạch, nhu cầu nâng cấp đối với các cửa khẩu quốc tế theo hướng dài hạn; tập trung nâng cấp và đầu tư mở mới các cặp cửa khẩu, hạ tầng thương mại biên giới để đáp ứng nhu cầu giao thương của nhân dân, doanh nghiệp nước ta cũng như các nước láng giềng.

Hy vọng với những chỉ đạo quyết liệt của chính phủ, kinh tế vùng biên trong đó có ngành Công Thương sẽ có những khởi sắc mạnh mẽ trong giai đoạn tới. Đây sẽ là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn kéo theo sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi khu vực biên giới.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.