Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - Còn treo đến khi nào?: Thực trạng buồn (Bài 1)

Thanh Nguyễn - 10:49, 26/03/2021

Cầu Treo từng là một trong 9 Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu trọng điểm của cả nước và là vùng động lực phát triển kinh tế phía Tây của tỉnh Hà Tĩnh. Thế nhưng, sau 14 năm thành lập, KKT này vẫn chưa lớn như “cái áo” mà nó đang khoác!


Nhiều dự án trong khu kinh tế cửa khẩu trở thành bãi chăn thả gia súc
Nhiều dự án trong khu kinh tế cửa khẩu trở thành bãi chăn thả gia súc

Bỏ của chạy lấy người!

KKT cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 162/2007/QĐ-TTg ngày 19/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ; với diện tích tự  56.865 ha gồm các xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây và thị trấn Tây Sơn của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. 

Để phát triển KKT, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, xã hội cho huyện miền núi Hương Sơn nói riêng và Hà Tĩnh nói chung, các dự án đầu tư vào Cầu Treo được hưởng các ưu đãi tối đa áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp...

Nhưng khác xa với cái “áo” quá rộng mà khu kinh tế này được mặc, là một không khí ảm đạm đang hiện hữu. Có mặt tại Khu Công nghiệp Đại Kim, ở thôn Đại Kim 1, xã Sơn Kim, trên nhiều ha được quy hoạch cho nhà máy, xưởng… là một khung cảnh đìu hiu, ảm đạm. Những công trình dở dang nằm la liệt, xen lẫn cỏ dại. Nhiều nhà xưởng đã trở thành bãi chăn thả gia sức, hàng lớp cấu kiện bằng sắt hoen rỉ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại đây có 4 đơn vị đã đầu tư xây dựng nhà xưởng là: Công tư đầu tư và phát triển Việt Lào, Nhà máy sản xuất kính Vĩnh Thái, Nhà máy lắp ráp xe đạp điện Hà Tĩnh và Nhà máy dệt may. Chỉ nhìn vào những bờ bao, nhà xưởng bỏ hoang cũng đã thấy được quy mô lớn đến mức nào. Nhưng tất cả, giờ chỉ là những khối bê tông vô hồn, những bức tường được xây nham nhở…

Thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà tĩnh cho biết, có nhiều hợp phần còn dang dở, hoặc chưa triển khai, chưa có dự án đầu tư khác. Chẳng hạn như: Dự án trồng rừng nguyên liệu công nghệ cao chưa thực hiện. Hay như dự án xây dựng khu công nghiệp thương mại, dịch vụ sinh thái Đá Mồng được quy hoạch 90ha đất công nghiệp, 400ha đất dịch vụ - du lịch sinh thái đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định phê duyệt từ ngày 04/08/2010, nhưng vẫn chưa có dự án dầu tư…

Hệ lụy

Sơn Kim 1 là một xã vùng cao của huyện Hương Sơn có quỹ đất sản xuất lúa nước ít. Việc thu hồi hơn 18ha đất lúa nước, để xây dựng Khu công nghiệp Đại Kim là một sự nỗ lực rất lớn của chính quyền địa phương, sự đồng tình cao của bà con Nhân dân. 

Thế nhưng, Khu công nghiệp hiện nay không những không giải quyết được việc làm, kích cầu kinh tế mà nó còn gây lãng phí rất lớn về tiền bạc của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, 18ha lúa nước giờ bỏ hoang nhiều năm, bất đắc dĩ trở thành bãi chăn thả gia súc.

Những dự án đầu tư dang dở, bỏ hoang
Những dự án đầu tư dang dở, bỏ hoang

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Thư, Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1 cho biết: “Khu vực này có 4 nhà máy về đầu tư xây dựng, nhưng đều dang dở, họ đang nhờ người dân địa phương trông coi, bảo vệ tài sản”. 

Theo ông Thư, người dân mong chờ có việc làm khi nhà máy may triển khai xây dựng, kéo theo đó là những dịch vụ khác sẽ phát triển, đời sống Nhân dân sẽ theo đó tăng lên. Thế nhưng đến giờ này, thì thấy quá lãng phí tiền của đầu tư, lãng phí quỹ đất. Ngoài ra, do xây dựng chưa hoàn thiện, hệ thống thoát nước chưa xong nên vào mùa mưa bão, khu vực này thường bị ngập cục bộ, gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. 

“Cái mất niềm tin trong Nhân dân là hệ lụy lớn nhất. Khi thu hồi đất, các nhà đầu tư vẽ nên viễn cảnh rất đẹp, nhưng nay thì đáng buồn”, ông Thư nhấn mạnh.

Khi chúng tôi đang chụp ảnh tại khu vực này, đã có nhiều người dân ở gần đó xì xào: “lãng phí”. Vuốt mát tóc đã bạc, ông Hoàng Văn Tiến, một người dân địa phương nói: Khu công nghiệp mới đầu thì rầm rộ, giờ thì đìu hiu, lãng phí tiền xây dựng của công ty, đất đai thì bỏ hoang cả chục năm rồi, người dân muốn trồng trọt gì cũng không được.

Bản thân KKT này đã được đặt ra rất nhiều kì vọng, được hưởng rất nhiều ưu đãi như về chính sách, về đầu tư, về thuế, về đất… thế nhưng nó vẫn chưa thể lớn để vừa với “áo” đang mặc. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng đáng buồn trên, tuy nhiên, đáng nói là trong đó có sự thiếu nhất quán trong triển khai các chính sách hỗ trợ.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!