Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo - Còn treo đến khi nào? Nguy cơ "chết yểu" và giải pháp hồi sinh (Bài 2)

Thanh Nguyễn - 11:53, 01/04/2021

Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo có nguy cơ “chết yểu”, bởi sự thay đổi, thiếu nhất quán về cơ chế chính sách. Đằng sau một khu kinh tế cửa khẩu hoang tàn, lạnh lẽo, là sự lãng phí tiền của và mất niềm tin của người dân. Giải pháp nào để khu kinh tế này hồi sinh đang là bài toán khó.

Cổng vào các doanh nghiệp, nhà máy ở KKT cửa khẩu cầu Treo giờ chỉ là rào tạm hoặc khóa im ỉm quanh năm suốt tháng
Cổng vào các doanh nghiệp, nhà máy ở KKT cửa khẩu Cầu Treo khóa im ỉm quanh năm suốt tháng

Nguy cơ "chết yểu" do đâu?

Như Báo Dân tộc và Phát triển đã thông tin, Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) được thành lập, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ với nhiều ưu đãi đặc biệt; trong đó có việc công nhận KKT này là khu phi thuế quan. 

Ngay sau khi có quyết định thành lập, và chính từ việc KKT này được hưởng ưu đãi là khu phi thuế quan, đã thu hút nhiều nhà đầu tư đăng ký, trong đó có nhiều nhà đầu tư đã hoàn thành thủ tục, bỏ tiền thuê đất, xây dựng nhà xưởng…

Không khí rầm rộ, “hồ hởi” từ những nhà đầu tư, đã làm cho khu vực giáp biên vốn yên tĩnh trở nên sôi động, náo nhiệt một thời. “Ăn” theo đó, các ngành nghề phụ trợ cũng lần lượt xuất hiện như một xu thế tất yếu: có cầu ắt có cung. Tuy nhiên, sự thay đổi về chính sách đã vô tình đẩy KKT vùng biên này đến nguy cơ “chết yểu”.

Tại Thông tư số 109/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thực hiện Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg. Trong đó, quy định danh mục mặt hàng chịu thuế ngay khi nhập khẩu từ nước ngoài, vào khu phi thuế quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là tất cả các mặt hàng, trừ hàng hóa nhập vào để thực hiện dự án đầu tư.

Nhiều nhà đầu tư tại đây từng nói: Thông tư số 109/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính như một gáo nước lạnh, dội vào  các nhà đầu tư. Chưa dừng lại ở đó, đến ngày 1/9/2016, khi Luật Thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13 có hiệu lực, KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo chính thức không được xem là khu phi thuế quan, không được hưởng các chính sách thuế đối với hàng hóa, dịch vụ như trước đây. 

Từ các chính sách thiếu nhất quán, cùng với việc hạ tầng đầu tư thiếu đồng bộ, đã đẩy KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo ngày càng trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Việc thay đổi chính sách liên tục và gần như không còn ưu đãi gì đáng kể, dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp, hộ kinh doanh bất ngờ rút khỏi KKT cửa khẩu Cầu Treo không có gì là khó hiểu. 

Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) Hoàng Văn Thư không dấu diếm nói: Nhiều doanh nghiệp giải thể, nhiều nhà đầu tư tạm dừng hoạt động; cùng với  một số lý do khách quan khác như, chính sách từ nước bạn thay đổi, dọc tuyến biên giới Việt – Lào cũng hình thành nhiều cửa khẩu, nhiều KKT cửa khẩu có điều kiện tốt hơn…  đã đẩy KKT ngày càng ảm đạm.   

Giải pháp nào để hồi sinh?

Tại Quyết định số 1804/QĐ-TTg, ngày 18/12/2020, Thủ tướng Chính phủ  đồng ý, lựa chọn KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, là một trong 8 KKT cửa khẩu trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo, hướng dẫn tỉnh Hà Tĩnh nâng cao vai trò định hướng, dẫn dắt các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, nhằm thu hút và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ cho sự phát triển bền vững KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.

Đó là một thông tin, một chính sách không thể tốt hơn trong bối cảnh KKT cửa khẩu Cầu Treo ảm đạm nhiều năm qua. Tuy nhiên, KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là vùng đặc thù biên giới, mọi điều kiện về đi lại, cơ sở, môi trường đầu tư sẽ có sự khác biệt. Do đó, muốn thu hút được nhà đầu tư, cũng cần phải có những chính sách ưu tiên đặc thù khác đi kèm. Bên cạnh đó, cần phải có những kế hoạch dài hơi trong việc đào tạo nguồn nhân lực tốt, phục vụ cho việc phát triển bền vững. 

Đặc biệt, Hà Tĩnh phải chọn lựa được những ngành nghề mang tính chiến lược, đặc thù với điều kiện riêng biệt, để tận dụng tốt hơn lợi thế nhằm đầu tư và phát triển có hiệu quả. Song song với đó, việc quy hoạch rõ ràng, xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, đồng bộ cũng là yếu tố then chốt để KKT này phát triển.

Ông Nguyễn Quang Thọ, Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng: Vấn đề bất cập tại KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cũng đã nói nhiều, bàn nhiều rồi. Địa phương rất muốn KKT này phát huy hiệu quả, để trước hết tránh lãng phí đất, tiền của đầu tư; thứ nữa, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, khởi sắc cho vùng miền núi Hương Sơn.

Trên thực tế, KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã được “mặc chiếc áo” quá rộng kể cả về quy mô, cả về chính sách. Do đó, việc quy hoạch lại, xác định lại quy mô, phạm vi để xây dựng và phát triển là điều hết sức cần thiết.

Hy vọng với chủ trương mới từ Chính phủ, một ngày không xa, KKT của khẩu quốc tế Cầu Treo sẽ là một trong 8 KKT cửa khẩu trọng điểm của cả nước.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.