Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Cần chủ động sửa đổi

PV - 10:08, 09/07/2019

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện nhiều thông tin về việc nông sản Việt Nam bị tồn đọng do không xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc.

Gần 1.000 tấn mực khô ở Quảng Nam bị ế do Trung Quốc từ chối nhập khẩu tiểu ngạch. Gần 1.000 tấn mực khô ở Quảng Nam bị ế do Trung Quốc từ chối nhập khẩu tiểu ngạch.

Cụ thể như tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đang ế gần 1.000 tấn mực khô trên tàu của ngư dân và trong kho của thương lái. Còn tại tỉnh Lâm Ðồng, sầu riêng ở mức giá chạm đáy mà cũng không có người mua; hay mít thái ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang thừa ế tới mức giá giảm từ 40 đến 50 nghìn đồng/kg. Ðáng chú ý, mặt hàng chiến lược của Việt Nam là gạo, 5 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm tới 75,4% về lượng và giảm 75,2% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do Trung Quốc hạn chế các hoạt động xuất-nhập qua đường tiểu ngạch, thay vào đó là xuất-nhập chính ngạch với yêu cầu các mặt hàng nông sản phải có chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc.

Điều đáng nói, việc thay đổi chính sách nhập khẩu cũng như nâng cao yêu cầu đối với hàng nông sản nhập khẩu trong năm 2019 đã được phía Trung Quốc thông báo từ đầu năm 2018. Những tiêu chuẩn này, nhà sản xuất trong nước hoàn toàn có thể làm được. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người nông dân và các thương lái lại chủ quan, giữ lối tư duy truyền thống là bán những gì mình có chứ không phải những thứ thị trường cần. Ðến thời điểm này, thị trường đã thẳng thừng từ chối những hàng hóa không đáp ứng yêu cầu, kể cả là giá rẻ.

Qua đây có thể thấy, chúng ta cần phải thay đổi tư duy, trước hết là cần có suy nghĩ “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Nghĩa là thay vì trách móc đối tác hãy chỉnh sửa chính mình trước đã.

Để giữ được thị trường xuất khẩu, không có cách nào khác, nông sản nước ta ngoài bảo đảm chất lượng, còn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đóng gói, tem mác và truy xuất nguồn gốc. Theo đó, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, cập nhật cho cả doanh nghiệp và nông dân về những thay đổi trong điều kiện, thủ tục xuất-nhập khẩu nông sản của từng thị trường khác nhau.

Ðồng thời, hướng dẫn chi tiết cách thức triển khai dán nhãn truy xuất nguồn gốc lên sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc hoàn thiện các thủ tục đó. Về phía nông dân và doanh nghiệp, cần chủ động hợp tác để tạo ra sản phẩm đồng đều từ khâu sản xuất đến chế biến và tiêu thụ, đáp ứng đúng tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã của nhà nhập khẩu.

THIÊN ĐỨC

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!