Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Bạn đọc

Cán bộ bỏ trực đánh bài, thờ ơ với dịch tả lợn châu Phi

PV - 16:16, 15/03/2019

Mới đây, theo phản ánh của người dân thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa, trong lúc làm nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch tả lợn châu Phi, nhóm cán bộ ở Thanh Hóa đã bỏ trực, ngồi đánh bài.

Cụ thể, tại phòng trạm bơm trên tuyến tỉnh lộ 506 (nơi đặt chốt kiểm dịch), họ thấy 4 người được cho là cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ trực tại chốt kiểm dịch tả lợn châu Phi đang ngồi đánh bài.

Ông La Đình Khanh, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vạn Hà xác nhận đã cho kiểm tra chốt cây gạo trên tuyến tỉnh lộ 506 và đúng là có cán bộ đánh bài nhưng chỉ đánh bài quỳ cho vui.

“Chúng tôi sẽ cho họp khẩn, chấn chỉnh ngay và có phương án xử lý”, ông Khanh khẳng định.

Trạm kiểm dịch tả lợn châu Phi nhưng không có người làm nhiệm vụ. Ảnh chụp sáng ngày 11/3 tại trạm chốt cây gạo Trạm kiểm dịch tả lợn châu Phi nhưng không có người làm nhiệm vụ. Ảnh chụp sáng ngày 11/3 tại trạm chốt cây gạo

Điều đáng nói, là dù dịch tả lợn châu Phi đang trong quá trình bùng phát, lây lan, thế nhưng tại một số chốt trên địa bàn huyện Thiệu Hóa như chốt ra vào xã Thiệu Công, 2 chốt trên đường vào xã Thiệu Phúc, 1 chốt ở thị trấn Vạn Hà nhưng đều không thấy cán bộ phun thuốc tiêu độc khử trùng khi xe ra vào vùng dịch.

Hầu hết các chốt đều có bày bình phun tiêu hóa chất nhưng không sử dụng. Thậm chí, tại chốt kiểm dịch thị trấn Vạn Hà các cán bộ còn tập trung trong phòng đánh bài, không hề để ý đến xe ra vào vùng dịch ra sao.

Được biết, thị trấn Vạn Hà là địa bàn giáp ranh với xã Thiệu Phúc (xã vừa bị ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại huyện Thiệu Hóa) và được xem là vùng bị uy hiếp dịch. Toàn thị trấn có 2 trang trại, tổng đàn lợn 411, 283 con lợn con theo mẹ.

Về vấn đề trên, ông Trịnh Văn Súy, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp thu và chấn chỉnh. Việc không thực hiện đúng nhiệm vụ nếu là chốt của xã, thị trấn thì lãnh đạo xã, thị trấn phải chịu trách nhiệm, còn đối với chốt của huyện thì lãnh đạo huyện phải chịu trách nhiệm. Việc lơ là kiểm dịch, tạo điều kiện cho dịch phát triển và lây lan, hậu quả đến đâu, chúng tôi xử lý đến đó”.

Trước đó, như Báo Dân tộc và Phát triển đã thông tin, ngày 24/2, ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên ở Thanh Hóa được phát hiện tại hộ gia đình ông Lê Văn Thanh (thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long). UBND huyện Yên Định lập tức tiến hành tiêu hủy 226 con lợn và công bố dịch.

Ngày 6/3, ổ dịch tả lợn thứ hai được phát hiện tại xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa với 10 con được tiêu hủy. Đến thời thời hiện tại, 4 xã Thiệu Tiến, Thiệu Công, Thiệu Long, Thiệu Trung (vùng lân cận và uy hiếp trực tiếp với vùng dịch xã Thiệu Phúc) cũng đã xuất hiện dịch tả. Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp tiêu hủy 123 con lợn (hơn 7,5 tấn) của 6 hộ gia đình ở 4 xã trên.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Đăk Hà (Kon Tum): Xử lý vi phạm hủy hoại đất tại khu vực Cây đa cười chưa nghiêm, gây thiệt hại cho người dân

Ngày 05/8/2024, Báo Dân tộc và Phát triển tiếp tục có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Đất ở khu vực Cây đa cười chưa được trả lại đúng như tình trạng ban đầu”, đến nay đã hơn 1 tháng nhưng ông Trịnh Văn Hậu vẫn chưa có động thái tiếp tục khắc phục. Phải chăng các quy định của pháp luật chưa được ông Trịnh Văn Hậu thực thi một cách nghiêm túc?! Chính quyền huyện Đăk Hà chưa có biện pháp cứng rắn để xử lý đối với hành vi vi phạm của ông Trịnh Văn Hậu?!