Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cách phòng trừ một số bệnh hại trên cây cà phê

Như Ý - 16:18, 26/08/2021

Cà phê là một cây công nghiệp chủ lực của nước ta, vào thời điểm thời tiết nóng ẩm dễ phát sinh nhiều loại bệnh gây hại cho cây. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, nếu phòng trị bệnh theo các phương pháp sau, bà con sẽ hạn chế được những rủi ro khi trồng cây cà phê.

Bệnh nấm hồng trên cây cà phê
Bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Bệnh nấm hồng (Corticicum salmonicolor)

Dấu hiệu: Bệnh gây hại trên quả và cành. Đầu tiên trên quả và cành xuất hiện những chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn. Những chấm này phát triển tạo thành một lớp phấn mỏng màu hồng. Nếu xuất hiện ở cành thì lớp phấn này thường nằm ở mặt dưới cành, nếu ở quả thì thường bắt đầu từ cuống quả. Bệnh gây hại nặng trên Cà phê chè, cà phê vối cũng bị rải rác. Bệnh phát triển nhanh trên cây nhưng lây lan từ cây này sang cây khác thì chậm. Bệnh thích hợp với điều kiện ẩm độ cao, nhiều ánh sáng. Thường phát sinh từ tháng 6, 7 và cao điểm vào tháng 9.

Cách phòng trừ: Thường xuyên kiểm tra vườn cây đầu mùa mưa, nếu phát hiện bệnh thì cắt, đốn cành bệnh. Ngoài ra có thể dùng các thuốc trừ bệnh sau:

Jinggangmeisu 5SL, 5WP, 10WP ở nồng độ 0,3% phun từ 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.

Abenix 10FL ( Albendazole 10%) sử dụng với nồng độ 0,25 - 0,3% ( pha 25- 30ml thuốc vào bình 10 lít phun ướt đều toàn cây, phun làm 2 lần cách nhau 7 ngày).

Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): Lượng dùng 1 – 2lít thuốc/ha, pha 40 – 60ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá cà phê. Nếu bệnh nặng phun lần 2 cách lần đầu 7 ngày.

Bệnh thối rễ tơ

Biểu hiện: Bệnh xuất hiện trên vườn cà phê kinh doanh lẫn kiến thiết cơ bản nhưng chủ yếu là Cà phê kinh doanh. Hệ thống rễ tơ bị thối và chết dần từ phần chóp rễ làm cây không hút được nước và dinh dưỡng héo dần rồi chết. Trên cà phê kinh doanh do có hệ thống rễ nhiều nên cây có biểu hiện vàng lá và chết chậm hơn sơ với cây còn nhỏ thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Cách phòng trừ: Đối với các vườn cây chưa bị bệnh cần phải bón phân hoá học đầy đủ, cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ và sử dụng các chế phẩm sinh học cải tạo đất, nhất là đối với các vườn có năng xuất cao trong nhiều năm. Bệnh thường lây lan qua việc cuốc xới và nguồn nước. Do đó ở những vùng bị bệnh cần hạn chế việc xới xáo, tưới tràn. Đào đốt các cây bị bệnh nặng.

Đối với các cây chưa bị bệnh hoặc bị bệnh nhẹ có thể dùng thuốc hoá học để phòng ngừa.

Bệnh gỉ sắt

Dấu hiệu: Bệnh gây hại trên lá, làm lá rụng, cây kiệt sức, sản lượng kém và có thể chết. Vết bệnh xuất hiện ở mặt dưới lá, bắt đầu là những chấm nhỏ màu vàng nhạt sau đó lớn dần có màu vàng cam và cháy, các vết bệnh có thể liên kết với nhau dẫn đến việc cháy toàn bộ lá và làm lá rụng. Bệnh gây hại mạnh trên Cà phê chè, đối với Cà phê vối tỷ lệ số cây bị bệnh chỉ khoảng 50% và trên từng cây mức độ bị bệnh cũng khác nhau. Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa.

Cách phòng trừ:

Có thể dùng các loại thuốc sau: Abenix 10FL (Albendazole 10%) sử dụng với nồng độ 0,25 - 0,3% ( pha 25 - 30ml thuốc vào bình 10 lít phun ướt đều toàn cây, phun làm 2 lần cách nhau 7 ngày).

Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): Lượng dùng 1 – 2lít thuốc/ha, pha 40 – 60ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá cà phê. Nếu bệnh nặng phun lần 2 cách lần đầu 7 ngày.

Cách phòng trừ một số bệnh hại trên cây cà phê 1

Bệnh khô cành, khô quả

Dấu hiệu: Bệnh gây hại trên quả, cành, lá. Gây hại nặng trên quả cà phê chè, trên cà phê vối thường xuất hiện dưới triệu chứng thối đen đầu quả làm rụng non. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là những vết nhỏ màu vàng nâu hay nâu trên quả, cành lá. Sau lan rộng ra và có màu nâu sẫm, vết bệnh lõm sâu xuống so với các vùng lân cận. Vết bệnh lan dần khắp vỏ quả, cành lá làm các bộ phận này đen, khô và rụng. Tại Tây Nguyên bệnh phát triển từ đầu mùa mưa, đỉnh cao của bệnh vào khoảng tháng 10.

Cách phòng trừ: Có thể dùng các loại thuốc sau:

Abenix 10FL ( Albendazole 10%) sử dụng với nồng độ 0,25 - 0,3% ( pha 25- 30ml thuốc vào bình 10 lít phun ướt đều toàn cây, phun làm 2 lần cách nhau 7 ngày).

Chevin 5SC (Hexaconazole 5%): Lượng dùng 1 – 2lít thuốc/ha, pha 40 – 60ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá cà phê. Nếu bệnh nặng phun lần 2 cách lần đầu 7 ngày.

Bệnh lở cổ rễ ( Zhizoctonia solani):

Biểu hiện: Bệnh gây hại cho cây con trong vườn ươm và cây 1, 2 tuổi. Ở cây con trong vườn ươm phần thân tiếp giáp với mặt đất (cổ rễ) bị thối đen và teo lại. Nếu bệnh xuất hiện trong thời kỳ kiến thiết thì cây vàng lá, sinh trưởng chậm, một phần cổ rễ bị khuyết dần.

Bệnh thường xuất hiện ở các vườn ươm có độ ẩm cao, ít thoáng, đất trong bầu dí chặt. Trên đồng ruộng bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa, ở những nơi ẩm, đất ít được xới xáo. Bệnh phát triển từ từ và lây lan qua việc làm cỏ , cuốc xới. Nguồn bệnh có thể lây lan từ cây con đã bị bệnh trong vườn ươm.

Cách phòng trừ:

Đối với cây con trong vườn ươm không được tưới quá ẩm, không được che quá dầy, xới xáo, bóp bầu tạo độ thông thoáng trong bầu, nhổ bỏ các các cây bị bệnh. Có thể sử dụng thuốc Jinggangmeisu 5SL, 5WP, 10WP ở nồng độ 0,3% phun từ 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.

Trên đồng ruộng: Khi trồng phải chọn các cây con khoẻ mạnh, tránh để xảy ra các vết thương ở phần gốc cây khi làm cỏ, cần nhổ và đốt các cây bị bệnh nặng. Đối với các cây bị bệnh nhẹ có thể dùng thuốc Jinggangmeisu 5SL, 5WP, 10WP ở nồng độ 0,3% phun từ 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.

Bệnh thối rễ cọc:

Biểu hiện: Bệnh xuất hiện chủ yếu trên Cà phê kiến thiết cơ bản trồng lại trên đất khai hoang từ các vườn Cà phê già cỗi hay các vườn Cà phê bị bệnh thối rễ tơ. Rễ cọc của cây bị thối và đứt ngang, bộ rễ tơ gần mặt đất phát triển mạnh. Do đó cây vàng lá rất rõ vào cuối mùa mưa, đầu mùa khô. Cây bị bệnh rất dễ nhổ lên bằng tay, ở những cây bị bệnh nặng rễ tơ cũng bị thối.

Cách phòng trừ: Cho đến nay biện pháp hữu hiệu nhất và kinh tế nhất là phòng bệnh bằng cách phải rà rễ cẩn thận khi khai hoang, sau đó phải cải tạo đất bằng các cây lương thực ngắn ngày hay cây đậu đỗ ít nhất trong thời gian 2 - 3 năm trước khi trồng mới lại cà phê. Đối với các vườn cây đã bị bệnh cần kịp thời đào bỏ các cây bị bệnh và đem đốt để chống lây lan./.

Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.