Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Kỹ thuật trồng cây chanh dây

PV - 21:10, 29/01/2018

Nhiều năm nay, hàng ngàn bà con nông dân một số tỉnh như Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Nông... trồng chanh dây cho thu nhập “siêu lợi nhuận”. Tại Lâm Đồng nói chung các tỉnh như Gia Lai, Đăk Nông nói riêng, cây chanh dây được bà con nông dân hồ hởi trồng chủ yếu là loại giống nhập khẩu từ Đài Loan. Giống này nếu chăm sóc tốt cho năng suất bình quân 70 - 100 tấn/ha/năm, với giá cả thị trường từ 15.000 - 17.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí thì người trồng chanh dây thu được lãi thuần từ 500 - 700 triệu đ/ha/năm, chu kỳ canh tác hiệu quả nhất không quá 2 năm.Với việc trồng chanh dây đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, kiểm soát được sâu bệnh hại và chu kỳ từ khi trồng đến khai thác xong không vượt quá 2 năm, sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số loại cây trồng khác, nhất là với những địa phương cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

CDĐất trồng: Chanh dây thích hợp với các loại đất thoáng xốp, giàu chất hữu cơ như đất thịt nhẹ, đất đỏ Bazan. Nếu là đất quá chua hoặc quá kiềm sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triến của cây. Thời vụ trồng cây chanh dây thích hợp nhất vào cuối mùa mưa. Trước khi trồng cần bón lót như phân chuồng hoai, phân vi sinh, phân đạm, Lân, NPK … theo liều lượng thích hợp trộn đều với lớp đất mặt vào trong hố. Nên làm giàn cao 1,8-2m với các trụ tre, gỗ hoặc bê tông, bên trên căng lưới thép đảm bảo sực chắc chắn giúp cây vươn xa và thuận tiện trong việc thu hoạch.Cách chăm sóc

Cây chanh dây là loại cây cần độ ẩm cao, lượng nước nhiều và thường xuyên vì vậy thường tưới 2 ngày 1 lần, nhất là vào mùa khô cần tưới lượng nước nhiều hơn sẽ giúp cho cây ra chồi, ra hoa và đậu quả liên tục. Đến thời điểm cây ra trái càng phải tưới nhiều nước cho cây vì nếu thiếu nước hoa sẽ rụng không thể đậu quả được. Nếu đã có quả thì rất có thể sẽ bị teo lại vì thiếu nước.

Cắt tỉa, tạo tán cho chanh dây

Để cây ra hoa và đậu quả tốt hơn cần lưu ý việc cắt tỉa tạo tán phải được tiến hành thường xuyên. Việc làm này nhằm tạo ra các cành thứ cấp để phân bố đều trên mặt giàn. Đặc biệt tỉa bớt lá vào thời kỳ mùa mưa vừa để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cho cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái. Sau mỗi đợt cắt tỉa ta nên bón phân đầy đủ để cây nhanh chóng phục hồi, bù đắp dinh dưỡng cho cây ra cành và hoa mới. Nên bón các loại phân giàu đạm và kali để tăng cường sự ra lá và quả mọng nhiều nước.

Phòng trừ sâu bệnh: Chanh dây thường gặp một số bệnh như bệnh đốm nâu là loại bệnh phổ biến nhất. Bệnh này do nấm Alternaria passiflorae gây nên, bệnh ghẻ (scab) do nấm Cladosporium horbarum, bệnh đốm do Septoria gây nên.

Đối với các bệnh do nấm gây ra có thể dùng các loại thuốc: Daconil, Derosal, Tilt, Ridomil Gold… Bệnh sần sùi, phấn trắng có thể sử dụng các loại thuốc Viaphos 80BTN, carbenzim 50HP Vicuron 250SC, Workup 9SL. Bệnh do vi khuẩn dùng các loại thuốc gốc đồng, New Kasuran, Starner…

Thu hoạch: Thu hoạch nên tiến hành đồng loạt, thu tất cả các trái gần chín và chín hoàn toàn nhằm đạt trọng lượng trái tối đa cho năng suất cao. Thu hoạch tránh làm cho vỏ quả bị trầy xước cơ học làm ảnh hưởng đến mẫu mã và vi sinh vật gây hại xâm nhập vào trong quả.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận