Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cách điều trị một số bệnh thường gặp trên cá măng

PV - 10:56, 22/04/2021

Cá măng là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu của chúng là các sinh vật nhỏ, mùn bã hữu cơ, rong tảo… Với những đặc điểm của cá măng như: nhanh lớn, ít dịch bệnh, có thể nuôi ghép, chất lượng thịt của cá cao, dễ tiêu thụ… Tuy nhiên để cá phát triển thuận lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì bà con nên chú ý một số bệnh thường gặp như sau:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bệnh do virus:

Dấu hiệu: Màu sắc của thân cá tối, mang trắng nhợt. Cá bơi xoay tròn hoặc bơi yếu gần mặt nước. Cá chết nhanh với số lượng lớn.

Nguyên nhân: Do virus gây hoại tử thần kinh và irido virus.

Phòng bệnh:

+ Tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả cá giống, loại bỏ các cá yếu.

+ Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá.

Trị bệnh: Chưa có biện pháp chữa trị đối với bệnh do virus.

Các bệnh do vi khuẩn:

Dấu hiệu: Vây cá bị tổn thương, xuất huyết dưới da, có khối u hoặc lở loét trên thân, mắt đục lồi ra. Cá bỏ ăn và chết dưới đáy.

Nguyên nhân:

+ Mật độ cá nuôi quá cao, nước trong ao nuôi bị ô nhiễm vì thức ăn dư thừa và ít thay nước.

+ Do ký sinh trùng gây ra vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Phòng bệnh:

+ Thức ăn công nghiệp đảm bảo độ đạm, không quá hạn sử dụng, phải được bảo quản tốt, tránh bị ẩm mốc.

+ Thường xuyên thay nước trong ao nuôi.

Trị bệnh:

+ Dùng Tetracyline với liều lượng 200mg/kg thức ăn và vitamin C 30mg/kg thức ăn, sử dụng cho cá từ 5 – 7 ngày liên tục.

+ Tắm nước ngọt cho cá bị bệnh trong thời gian 10 – 15 phút. Sau đó xử lý bằng các loại thuốc hoặc hóa chất như sau:

* Dùng Tetracyline với liều lượng: 10 – 20g/m3 nước, thời gian tắm cho cá 15 – 30 phút; Hoặc hòa tan dung dịch formol 50 – 100ml vào thùng chứa 100 lít nước biển để tắm cho cá, theo dõi các phản ứng hoạt động của cá; tắm liên tục 4 – 5 ngày.

* Chú ý khi khi tắm cho cá phải kết hợp với sục khí mạnh.

Các bệnh do nấm:

Dấu hiệu: Xuất hiện đốm trắng có đường kính 2mm ở các cơ quan bị nhiễm, cá thường tập trung lại gần nơi có nước chảy, hoặc cọ mình vào vật bám ven bờ, càng dễ gây tổn thương cho cá.

Nguyên nhân: Cá thường nhiễm bệnh vào mùa đông, khi nhiệt độ nước trong ao nuôi giảm thấp.

Phòng bệnh: Tránh làm cá bị tổn thương khi vận chuyển hoặc nuôi giữ cá giống qua đông.

Trị bệnh: Tắm cá trong nước ngọt khoảng 10 - 15 phút. Sau đó tắm nhanh bằng dung dịch formol 10 - 30ml/100lít nước biển có sục khí mạnh trong 10 - 15 phút.

Các bệnh do ký sinh trùng:

Dấu hiệu: Cá tập trung lại gần nơi có nước chảy, cá cọ mình vào vật cứng, da bị tổn thương, mang nhạt màu.

Nguyên nhân: Do nhiều loại tác nhân như: nguyên sinh động vật, giun sán, giáp xác, đỉa …ký sinh vào cơ thể cá

Phòng bệnh:

+ Không nuôi cá ở mật độ cao.

+ Thường xuyên thay nước trong ao nuôi.

+ Định kỳ đánh Zeolite để xử lý đáy ao 2 lần/tháng, với liều lượng 10 - 20kg/1000m2.

Trị bệnh:

+ Tắm cá bị bệnh trong nước ngọt khoảng 10 – 15 phút.

+ Hoặc tắm nhanh bằng dung dịch formol 20 - 30ml/100lít nước biển có sục khí mạnh trong 10 - 15 phút./.

Tin cùng chuyên mục
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Chiều 14/11, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp.