Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Các bệnh thường gặp khi thời tiết nắng nóng và cách phòng tránh

Như Ý - 09:36, 01/06/2021

Thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, gây ra những bệnh như sốt vi-rút, bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, viêm da... Vì vậy, các gia đình cần có biện pháp phòng bệnh kịp thời.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tác hại của thời tiết nắng nóng

Nắng mùa hè chứa nhiều tia UV cùng với nhiệt độ cao làm tăng áp lực lên sọ, dẫn đến căng thẳng, giãn mạch não gây nhức đầu, dễ căng thẳng, mỏi mắt, nặng hơn có thể buồn nôn, nôn, chóng mặt, toát mồ hôi, mê man, sốt hoặc co giật vì ức chế vỏ não.

Tia cực tím cũng là tác nhân làm gia tăng lão hóa. Những ai thường xuyên làm việc, tiếp xúc với nắng hoặc đang gặp các vấn đề về tim mạch, thiếu nước sẽ dễ gặp tình trạng này nhất.

Thân nhiệt cao làm tăng tiêu thụ oxy của tế bào trong cơ thể, khiến cho sự tiêu hóa bị rối loạn. Dịch vị trong dạ dày tiết ra ít, hấp thụ giảm, nhu động ruột chậm lại, bệnh nhân hay bị táo bón, khô miệng, biếng ăn...

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh do nắng nóng cao nhất, là do khả năng điều hòa thân nhiệt của trẻ kém, không tự điều hòa được thân nhiệt để thích ứng với môi trường xung quanh.

Người béo phì, người cao tuổi, người bị bệnh nằm liệt một chỗ và người bị đái tháo đường đều nhạy cảm với sức nóng, những người bị xơ cứng mạch máu sẽ trở nên nguy nan hơn khi trời nóng. Khi nhiệt độ cơ thể tăng thì hệ thần kinh trung ương phải làm việc vất vả hơn để điều tiết.

Một số bệnh mùa nắng nóng

Bệnh gặp khá phổ biến là say nắng, say nóng. Say nắng là do chiếu xạ của tia cực tím ánh nắng mặt trời hoặc đang ở trong phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp đi ra ngoài đường hoặc tắm sông, ao hồ hoặc tắm biển lúc nắng gắt, nhiệt độ tăng cao. Bởi vì khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 38 - 390C, thậm chí cao hơn, hiện tượng thường hay gặp nhất là say nắng ở cả người lớn và trẻ em, do cơ thể mất nước nhiều vì tiết mồ hôi, rối loạn nghiêm trọng về điều hoà thân nhiệt khi bị ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào người, nhất là vùng gáy.

Một số bệnh về đường tiêu hóa thường gặp trong mùa nắng nóng do nhiễm vi khuẩn tả hoặc vi khuẩn lỵ hay vi khuẩn thương hàn hoặc E.coli, đặc biệt là có thể lây lan cho nhiều người khác tạo nên dịch bệnh.

Khi thời tiết quá nóng, nếu mở quạt với tốc độ lớn hoặc ở trong phòng điều hòa máy lạnh nhiệt độ quá chệch lệch với môi trường bên ngoài, có nguy cơ làm khô vùng hầu họng, các chất nhày bảo vệ đường hô hấp bị khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, nhất là vi khuẩn và vi nấm xâm nhập gây viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt là gây viêm VA, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản cấp tính, nặng hơn có thể gây viêm phổi. Ngoài ra, nếu ngồi trong phòng máy lạnh quá lâu, nhất là người làm công tác văn phòng, lái xe đường dài (xe có máy lạnh)... khi ra ngoài trời nắng nóng, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột rất dễ gây viêm mũi, họng, viêm xoang, viêm phế quản. Uống nước đá lạnh cũng là nguyên nhân gây viêm họng, đặc biệt là trẻ em.

Mùa nắng nóng, bệnh thủy đậu, bệnh tay chân miệng hoặc viêm não Nhật Bản, viêm màng não do não mô cầu rất dễ xuất hiện và lây lan thành dịch do các virus gây bệnh này thích hợp với thời tiết mùa hè. Mùa hè, bệnh rôm, sẩy luôn rình rập trẻ nhỏ, nếu vệ sinh cá nhân kém, sàn nhà không đảm bảo vệ sinh, bệnh tuy nhẹ nhưng có thể bị bội nhiễm thành bệnh nặng.

Mùa hè, nắng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng, đặc biệt sẽ bất lợi cho những người bệnh đang mang trong mình bệnh về tim, tăng huyết áp, xơ vữa mạch có thể bị thiếu ôxy, bất tỉnh, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Cách phòng tránh

Trời nắng nóng, khi ra khỏi nhà cần đội mũ, nón hoặc mặc áo chống nắng (phụ nữ). Tốt nhất không tắm sông, biển, ao hồ, sông suối lúc nắng gắt, nhất là buổi trưa, xế chiều. Không dùng quạt gió với tố độ lớn, xoáy vào người, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi. Nếu dùng máy lạnh, nên để ở nhiệt độ khoảng 25- 26 độ là vừa. 

Mỗi lần đi ngoài nắng về, không nên vào phòng máy lạnh ngay, đặc biệt trẻ em, người cao tuổi. Sàn nhà, dụng cụ ăn uống, đồ chơi trẻ em cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Cần vệ sinh tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng hình thức rửa tay sạch bằng xà phòng thích hợp. Ngủ cần nằm màn để tránh muỗi đốt. Cần diệt muỗi, gián, chuột, bọ chét để tránh mắc các bệnh do chúng truyền từ người bệnh sang người lành.

Cần ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống chín, uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Với trẻ, nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo khuyến cáo của y tế. Với người lớn, trẻ em lớn, cần tập thể dục đều đặn hàng ngày bằng bài tập thể dục buổi sáng.

Cần nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập luyện điều độ, tránh thức khuya... Khi có những biểu hiện bất thường (nhiễm bệnh) cần tới cơ sở y tế để được khám, phát hiện bệnh và điều trị kịp thời mà không nên tự chữa ở nhà./.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.