Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cà Mau: Sản phẩm OCOP - góp phần xây dựng nông thôn mới

M. Ngân - H.Diễm (CĐ) - 11:08, 23/11/2021

Mới đây, tỉnh Cà Mau đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2021. Qua đó, ghi nhận những kết quả đã đạt được từ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), khẳng định vị thế cho sản phẩm đặc trưng của vùng miền. Đồng thời, nâng chuỗi giá trị cho từng sản phẩm, nhằm góp phần phát triển bền vững kinh tế vùng nông thôn, từng bước hỗ trợ hoàn thành các chỉ tiêu đạt chuẩn nông thôn mới.

Khô cá bổi trở thành sản phẩm OCOP 3 sao
Khô cá bổi trở thành sản phẩm OCOP 3 sao

Vốn được biết đến là vùng đất có sản vật trù phú, với những tiềm năng và thế mạnh sẵn có, việc triển khai có hiệu quả chương trình OCOP, đang được Cà Mau kỳ vọng làm đòn bẩy, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Thực hiện chương trình OCOP đến nay, Cà Mau có 51 sản phẩm đạt chuẩn, khẳng định được lợi thế trên thị trường. Ngoài ra, Cà Mau còn nhiều sản phẩm, vật phẩm tiềm năng có thể phát triển, tham gia OCOP từ nay đến giai đoạn 2025. Việc các sản phẩm được xếp hạng, sẽ là nguồn lực mới để các địa phương khai thác, tạo sức bật cho phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân địa phương.

Ông Liêu Hoàng Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ và Chế biến thương mại Minh Thảo, chi nhánh III, huyện Cái Nước, chia sẻ: “Từ khi thành lập, Công ty chủ yếu sơ chế mặt hàng tôm là chính. Nhưng sau thời gian theo dõi các mặt hàng hải sản trên địa bàn tỉnh, thấy bà con ngư dân đánh bắt được khá nhiều ghẹ có kích thước nhỏ bé, chủ yếu bán cho thương lái ngoài tỉnh với giá rất thấp, Công ty có ý tưởng chế biến sản phẩm ghẹ biển thành một số mặt hàng thực phẩm, với mục đích nâng cao giá trị ghẹ biển, cải thiện đời sống ngư dân và tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân địa phương. Từ ý tưởng đó, sản phẩm ghẹ sấy chua cay, cá cơm chiên giòn, ghẹ xay và bánh phồng ghẹ ra đời và đã được chứng nhận sản phẩm OCOP ”.

Tại cơ sở sản xuất sản phẩm đặc trưng của các huyện trong tỉnh, cũng tham gia tích cực và đã mang lại hiệu quả cao khi sản phẩm được chứng nhận. Cụ thể như: khô cá bổi Tư Hùng (huyện Trần Văn Thời), rượu trái giác (huyện U Minh), nước mắm Mạch Long (huyện Cái Nước), được xem là các sản phẩm đặc trưng cho từng địa phương mà còn chất lượng sản phẩm vượt trội từ khi tham gia chương trình OCOP. Cùng với việc mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường, cơ sở này đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Ông Từ Thanh Hùng, chủ cơ sở sản xuất cá khô bổi Tư Hùng cho biết: Từ khi tham gia sản phẩm OCOP và đạt được chứng nhận 3 sao, sản phẩm của cơ sở được nhiều người biết đến và đặt hàng. Thấy được lợi ích mà OCOP mang lại, tôi mạnh dạn đầu tư sản xuất, thuê thêm nhân công để làm ra nhiều sản phẩm chất lượng cung ứng cho thị trường. Hiện tại, cơ sở đang hoàn thiện thủ tục phấn đấu nâng hạng sản phẩm OCOP 4 sao trong thời gian tới.

Trưng bầy sản phẩm OCOP của huyện U Minh
Trưng bầy sản phẩm OCOP của huyện U Minh

Có thể thấy, tính hiệu quả của chương trình đã và đang khơi dậy tiềm năng những sản phẩm truyền thống của từng địa phương và có dịp thay “áo mới” tự tin bước ra thị trường dù khó tính. 

Ông Lê Hồng Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh cho biết: Trong năm 2021, huyện U Minh phát triển chuẩn hóa 3 sản phẩm: Chuối sấy dẻo, rượu trái giác và cam sành. Hiện tại 3 sản phẩm đã được Hội đồng đánh giá đạt chuẩn 3 sao 2 sản phẩm (chuối sấy dẻo, cam sành) và 4 sao đối với sản phẩm rược trái giác. Bên cạnh đó, huyện U Minh đã chọn một số sản phẩm phát triển trong thời gian tới như: khô cá biển, mật ong rừng U Minh, gạo sạch, khô cá lóc rừng, chuối xiêm, bồn bồn …..

Để chương trình OCOP đạt được hiệu quả cao, thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm OCOP được chú trọng thông qua các điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm trên địa bàn tỉnh; tổ chức hội chợ, triển lãm, ký kết các biên bản ghi nhớ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, giao lưu sản phẩm OCOP giữa Cà Mau và các tỉnh, thành trong cả nước…qua đó, tạo động lực và điều kiện để các chủ thể đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, hoàn thiện sản phẩm, mở rộng thị trường. Đặc biệt, đưa các sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Cà Mau.

Hội đồng họp đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau đợt 1 năm 2021
Hội đồng họp đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau đợt 1 năm 2021

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhìn nhận: Việc triển khai thực hiện chương trình OCOP, đã góp phần khai thác và phát huy lợi thế sản phẩm nông nghiệp, nông thôn; từng bước làm thay đổi tập quán sản xuất, tạo ra hướng đi mới của người nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn. 

Thực hiện chương trình này, cũng giúp các địa phương khơi dậy sự tự lực, sáng tạo của cộng đồng để phát triển các sản phẩm đặc trưng, nâng cao thu nhập, đời sống người dân và thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Theo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau đợt 1 năm 2021, Cà Mau có thêm 18 sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh gồm: nước mắm Mạch Long 40 độ đạm, nước mắm Mạch Long 50 độ đạm, nước mắm Mạch Long loại 3, nước mắm Mạch Long loại 1, nước mắm Mạch Long loại 2, dưa bồn bồn Minh Duy (huyện Cái Nước); gạo sinh thái Từ Tâm (huyện Thới Bình); trà xạ đen túi lọc Hùng Khánh, cá khô bổi Ba Đức (huyện Trần Văn Thời); dép nam làm từ da cá sấu, thắt lưng làm từ da cá sấu, ví nam làm từ da cá sấu, mắm cá mào gà, mắm ruốc xào (huyện Đầm Dơi); chuối xiêm sấy dẻo Minh Quân (huyện U Minh); nước mắm Ngọc Trân (huyện Phú Tân); bánh phồng tôm (huyện Năm Căn).

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.