Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Cà Mau: Đồng bào Khmer lưu truyền nghi lễ truyền thống dâng y cà sa

Tào Đạt - Như Tâm - 13:29, 21/10/2024

Ngày 20/10, tại chùa Monivongsa (P.1, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) đã diễn ra Lễ dâng y Kathina theo truyền thống hằng năm của Phật giáo Nam tông Khmer. Chứng minh, tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thạch Hà, Trưởng Ban Trị sự kiêm Trưởng Ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Cà Mau, trụ trì chùa Monivongsa; chư Tăng tại bổn tự và các chùa trong tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, cùng gần 200 tín đồ Phật tử…

Hoà thượng Thạch Hà điều hành các hoạt động lễ nghi
Hoà thượng Thạch Hà điều hành các hoạt động lễ nghi

Lễ dâng y Kathina (dâng y cà sa) là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng, thể hiện đậm nét văn hóa truyền thống, mang dấu ấn tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Khmer. Trong đó, áo cà sa là vật phẩm không thể thiếu.

Phật tử nhiễu y quanh chánh điện
Phật tử nhiễu y quanh chánh điện

Lễ dâng y cà sa thường diễn ra trong 2 ngày và được tổ chức sau 3 tháng an cư kiết hạ và trước ngày tổ chức Lễ Óoc Om Bóc (khoảng thời gian từ ngày 15/9 đến 15/10 Âm lịch). Các vị trụ trì chùa sẽ ấn định ngày cụ thể, rồi thông báo cho phật tử trong phum, sóc biết để tiến hành tổ chức.

Khi nhận thông báo, mỗi phum sóc sẽ có từ 1 đến 3 gia đình cùng nhau tổ chức và vận động các gia đình khác cùng tham gia để khích lệ tín đồ phật tử thực thi đại hạnh bố thí và tri ân công đức Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Sự đóng góp của mỗi gia đình, mỗi người là tự nguyện, tùy vào lòng hảo tâm. Phật tử thỉnh chư tăng đến nhà để tụng kinh và cầu an cho gia chủ và cư dân trong phum, sóc.

Lễ dâng y Kathina là một trong những ngày lễ lớn mang dấu ấn tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Khmer
Lễ dâng y Kathina là một trong những ngày lễ lớn mang dấu ấn tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Khmer

Trước đó, chiều 19/10, chư tăng và phật tử đã tổ chức diễu hành kiệu hoa trên các tuyến đường nhân mùa lễ hội truyền thống.

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, áo cà sa là biểu tượng của đạo pháp, của nhà tu hành. Áo cà sa còn tượng trưng cho những gì trân quý, cao cả, đức độ và thiêng liêng nhất nên được tứ chúng phật tử tôn xưng và kính ngưỡng.

Tin cùng chuyên mục