Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

Tào Đạt - 19:23, 20/10/2024

Ngày 20/10, UBND tỉnh Sóc Trăng có thông cáo báo chí về Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 (gọi tắt là Lễ hội).

(TIN PV) Tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2024
Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe ngo là một lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer

Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, đây là hoạt động nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đồng thời đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực ĐBSCL nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng.

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, hội nhập và phát triển”, Lễ hội sẽ được tổ chức quy mô cấp khu vực trong thời gian 7 ngày (từ ngày 9 - 15/11/2024), tại các địa điểm: Quảng trường Bạch Đằng; Công viên 30/4; Khán đài đua ghe Ngo sông Maspéro; Khu Đô thị 5A; Khu văn hóa Hồ Nước Ngọt; Bảo tàng tỉnh, Trung tâm Văn hóa tỉnh, chùa Khleang...

Nội dung Lễ hội phản ánh sự đa dạng, nét độc đáo về văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng và của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Phần nghi lễ tái hiện lại những nét văn hóa đặc sắc gắn với lịch sử của đồng bào Khmer.

Trong khuôn khổ của Lễ hội, các hoạt động văn hóa, thể thao được lồng ghép tổ chức nhằm đa dạng hóa các hoạt động kích cầu, quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh Sóc Trăng. Qua đó, góp phần thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch, khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia hoạt động phát triển du lịch địa phương.

Theo Ban Tổ chức, Lễ hội có nhiều hoạt động đặc sắc, gồm: Chương trình khai mạc; Giải đua ghe Ngo (diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/11), dự kiến có gần 60 đội ghe nam, nữ trong và ngoài tỉnh tham gia); Lễ cúng Trăng; Hội thi Lôiprotip (thả Đèn nước), trình diễn ghe Cà Hâu kết hợp bắn pháo hoa nghệ thuật; Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Sóc Trăng và đặc sản vùng miền năm 2024, với 350 gian hàng của các đơn vị, địa phương trong tỉnh tham gia;

Cùng với đó là, Hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Sóc Trăng; Giao lưu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tỉnh Sóc Trăng với các tỉnh, thành phố kết hợp công diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Sóc Trăng; Tổ chức xác lập kỷ lục Guiness Việt Nam về trình diễn Nhạc Ngũ âm của người Khmer tỉnh Sóc Trăng có quy mô lớn nhất Việt Nam; Liên hoan ẩm thực đường phố “Hương vị Sóc Trăng”.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.