Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hà Giang sẵn sàng cho Lễ hội hoa tam giác mạch năm 2024

Vũ Mừng - 19:17, 20/10/2024

Nối tiếp thành công của các kỳ lễ hội trước, Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024 sẽ khai mạc vào 20 giờ ngày 09/11 tới đây tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang).

Mùa hoa tam giác mạch thường vào tháng 10, 11 hàng năm, được trồng nhiều tại các huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn và thảo nguyên Suôi Thầu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Mùa hoa tam giác mạch thường vào tháng 10, 11 hằng năm, được trồng nhiều tại các huyện vùng Cao nguyên đá Đồng Văn và thảo nguyên Suôi Thầu, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang

Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang là một trong những sự kiện văn hóa hấp dẫn của mảnh đất địa đầu Tổ quốc, là sự kiện thường niên được mong chờ mỗi dịp cuối thu đầu đông - thời điểm hoa tam giác mạch bung nở khoe sắc đẹp nhất trên Cao nguyên đá Đồng Văn.

Lễ hội năm nay hứa hẹn sẽ có nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn, đặc sắc, diễn ra xuyên suốt từ ngày 9/11 đến hết ngày 21/11 như: Hội thi trình diễn và giới thiệu trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện Đồng Văn; trình diễn và trải nghiệm các công đoạn dệt lanh; thêu tay trang phục truyền thống; chế tác vật dụng sinh hoạt và các nhạc cụ dân tộc truyền thống; trưng bày giới thiệu sản phẩm văn hóa, du lịch, nông sản, ẩm thực và dược liệu địa phương;…

Bên cạnh đó, tại các điểm dừng chân và các làng văn hóa du lịch tiêu biểu tại huyện Đồng Văn sẽ tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian để du khách cùng tham gia trải nghiệm vào các ngày thứ 7, Chủ nhật hằng tuần. Huyện Đồng Văn cũng sẽ tổ chức khánh thành các công trình điểm nhấn du lịch trên địa bàn vào dịp này.

Thời gian qua, cùng với các tỉnh phía Bắc, Hà Giang là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa, lũ, một số sự kiện văn hóa, du lịch phải dừng tổ chức, nhiều du khách hủy tour. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực của các cơ quan chức năng, đến thời điểm hiện tại, các hoạt động du lịch đã trở lại bình thường, với nhiều biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách được triển khai đồng bộ.

Lễ hội Hoa tam giác mạch năm nay hứa hẹn sẽ có nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn, đặc sắc, diễn ra xuyên suốt từ ngày 9/11 đến hết ngày 21/11. Ảnh: Sở VHTTDL Hà Giang
Lễ hội Hoa tam giác mạch năm nay hứa hẹn sẽ có nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn, đặc sắc, diễn ra xuyên suốt từ ngày 9/11 đến hết ngày 21/11. Ảnh: Sở VHTTDL Hà Giang

Ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang khẳng định, dù bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, nhưng hiện nay Hà Giang sẵn sàng có những điều kiện tốt nhất về an ninh, an toàn, môi trường để du khách có thể yên tâm quay trở lại khám phá Hà Giang, đặc biệt là bước vào dịp cao điểm mùa hoa tam giác mạch. Không còn hạn chế nào với khách du lịch đến tỉnh, du khách được đảm bảo mọi điều kiện an toàn. Quốc lộ 2 đã được thông xe, tàu du lịch trên sông Nho Quế đã hoạt động trở lại, giao thông ở đèo Mã Pì Lèng không còn gặp khó khăn.

Thông tin tại Hội nghị xúc tiến, quảng bá và kích cầu du lịch Hà Giang diễn ra vào ngày 14/10 vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Giang Lại Quốc Tĩnh cho biết: "Các khách sạn sẽ được giảm giá 10% đến 30% từ nay đến hết mùa cao điểm". Ông Tĩnh thông tin nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn không bị ảnh hưởng bởi bão lũ, đang trong điều kiện tốt nhất để phục vụ du khách.

Từ đầu năm đến nay, Hà Giang đón 2.468.000 lượt du khách, trong đó, khách quốc tế là 290.584 lượt, khách nội địa là 2.177.416 lượt, tăng 14,3% so với cùng kỳ, đạt 77,1% so kế hoạch năm 2024. Tổng thu từ du lịch ước đạt 6.120 tỷ đồng. Tuy nhiên, tháng 9/2024, lượng du khách đến tỉnh đạt 243.000 lượt người, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tin cùng chuyên mục
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.