Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Búng Diến (Sơn La): Phát triển kinh tế để giữ danh hiệu văn hóa

PV - 16:41, 03/11/2020

Bản Búng Diến, xã Mường Bú, huyện Mường La (Sơn La) được thành lập năm 2003. 17 năm qua, người dân trong bản cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống và giữ vững danh hiệu Bản văn hóa.

Một góc bản Búng Diến.
Một góc bản Búng Diến.

Bản Búng Diến, xã Mường Bú, huyện Mường La (Sơn La) được thành lập năm 2003. 17 năm qua, người dân trong bản cùng nhau phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống và giữ vững danh hiệu Bản văn hóa.

Phát triển kinh tế

Ông Lù Văn Sươi, Bí thư kiêm Trưởng bản Búng Diến cho biết, Búng Diến hiện có 156/160 hộ là người dân tộc Thái. Trong những năm qua, xác định phát triển kinh tế để tạo động lực xây dựng đời sống văn hóa, Ban Quản lý bản đã vận động bà con chuyển đổi dần một số diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả để nâng cao thu nhập.

Hiện, bản có 87ha ngô, sản lượng đạt 1.200 tấn ngô tươi/năm; 16ha lúa ruộng 2 vụ, trồng các loại giống lúa lai, nếp 87... sản lượng đạt 110 tấn/năm; 10ha trồng xen ghép các loại cây ăn quả như: Nhãn, chuối, xoài Đài Loan... sản lượng 170 tấn/năm; chăn nuôi trên 300 con trâu, bò và gần 4.000 con gia cầm các loại. Đặc biệt, cán bộ bản đã tuyên truyền, vận động bà con đưa chuồng chăn nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn, ủ phân bón hữu cơ cho cây trồng; các gia đình đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Hiện, cả bản chỉ còn 4 hộ nghèo. Thu nhập bình quân đạt 26 triệu đồng/người/năm.

Ông Lò Văn An, người đi đầu trong phát triển kinh tế của bản Búng Diến chia sẻ: Trước đây, thu nhập của gia đình tôi chủ yếu dựa vào cây ngô, sau khi tham gia các buổi tuyên truyền về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, năm 2010 gia đình đã chuyển đổi 3ha trồng ngô năng suất thấp sang trồng cây ăn quả (nhãn, xoài Đài Loan, chuối tây), nhờ đó 2 năm trở lại đây, thu nhập đã đạt khoảng 200 triệu đồng/năm.

Giữ gìn danh hiệu Bản văn hóa

Có điều kiện về kinh tế, bà con bản Búng Diến càng nâng cao ý thức gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Hiện, trong bản có 2 đội văn nghệ, thường xuyên tập luyện, lưu giữ được các tiết mục văn nghệ truyền thống như: Múa sạp, xòe, hát then… Mỗi khi trong bản có việc hay trong dịp lễ, tết, giao lưu văn hóa, bà con đều tham gia biểu diễn.

Ngoài ra, đồng bào Thái nơi đây vẫn gìn giữ và thực hiện nghiêm hương ước của bản, nhất là việc cưới, việc tang; thực hiện ứng xử văn minh, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Không chỉ gìn giữ văn hóa truyền thống, trong dòng chảy của nhịp sống hiện đại, người dân Búng Diến nhanh chóng bắt kịp hội nhập các nét văn hóa mới. Hiện, ở bản có 1 đội bóng đá thường xuyên tập luyện để nâng cao sức khỏe và giao lưu thi đấu với các địa phương khác.

Bà Lèo Thị Oai, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Mường Bú cho biết, những năm qua, người dân bản Búng Diến rất tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa mới. Đặc biệt, hưởng ứng cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, hằng tháng phụ nữ trong bản đều nhiệt tình tổng vệ sinh các tuyến đường nội bản, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm khu dân cư...

Ngoài ra, Chi hội Phụ nữ Búng Diến đang duy trì hoạt động hiệu quả mô hình “địa chỉ tin cậy” phòng, chống bạo lực gia đình; thành lập và hoạt động hiệu quả các câu lạc bộ “Mẹ chồng, nàng dâu”, “Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không sinh con thứ ba”…

Với sự đồng lòng, đoàn kết của Ban quản lý bản và người dân mà 17 năm liên tục, bản Búng Diến vẫn luôn giữ được danh hiệu Bản văn hóa.

Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Rà soát, lựa chọn các dự án đầu tư có trọng tâm thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS

Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.