Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025

PV - 17:53, 11/09/2020

Để bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa ban hành Kế hoạch số 181/KH-UBND nhằm huy động sức mạnh của toàn xã hội phát triển văn hóa dân tộc, góp phần để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Màn trình diễn văn nghệ múa chuông của đồng bào dân tộc Dao tiền tại bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La).
Màn trình diễn văn nghệ múa chuông của đồng bào dân tộc Dao tiền tại bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La).

Bên cạnh đó, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới; góp phần giảm dần sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc; đồng thời tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở Sơn La.

Theo kế hoạch, bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025 gồm: Nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, tư liệu hóa, giới thiệu một số nghi lễ tiêu biểu, một số nghề thủ công truyền thống đặc sắc, một số loại hình nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La; tổ chức truyền dạy một số loại hình nghệ thuật của các dân tộc… Đáng chú ý, tỉnh Sơn La sẽ bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số như: Nghi lễ xíp xí của người Thái trắng; nghệ thuật chế tác và trình diễn Khèn bè của dân tộc Thái; nghi lễ cúng bản của dân tộc Khơ Mú; nghi lễ cúng dòng họ của người Thái trắng; nghi lễ cầu sức khỏe của dân tộc Xinh Mun; nghi lễ trưởng thành của dân tộc La Ha; nghi lễ cầu mùa dòng họ của người Dao tiền…

UBND tỉnh Sơn La giao các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tuyên truyền về công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tại địa phương; tích hợp, cụ thể hóa các chính sách, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và tỉnh Sơn La về công tác dân tộc, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, gắn với phát triển du lịch tại địa phương.

Văn hóa các dân tộc thiểu số là tài sản quý báu góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng mà thống nhất của văn hóa Việt Nam. Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La là bộ phận cấu thành của văn hóa vùng Tây Bắc thuộc cộng đồng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.