Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bơm nước không dùng điện, giải cơn khát trên Cao nguyên đá

Lê Hải - 16:49, 14/01/2020

Tới đây, người dân thị trấn Đồng Văn và xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng Văn (Hà Giang) sẽ được sử dụng nước sinh hoạt nhờ hệ thống máy bơm bằng công nghệ hiện đại không cần bất kỳ nguồn năng lượng hỗ trợ nào.

Lãnh đạo Trung ương và tỉnh Hà Giang đi thăm công trình bơm nước không dùng điện tại xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng
Lãnh đạo Trung ương và tỉnh Hà Giang đi thăm công trình bơm nước không dùng điện tại xã Thài Phìn Tủng, huyện Đồng

Thiếu nước nghiêm trọng, là thực trạng ở Cao nguyên đá Đồng Văn, nơi có diện tích 3/4 là đá vôi, với mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước sang tháng 3 năm sau. Để giải cơn khát ở đây, hàng chục năm qua, đã có nhiều giải pháp được tính toán, thực hiện, như: Khoan tìm nước ngầm, hỗ trợ bể chứa gia đình, cụm dân cư, xây dựng các hồ treo. Tuy nhiên, với điều kiện vùng núi đá rộng lớn, các giải pháp trên chỉ giải quyết được phần nào tình trạng thiếu nước ở đây.

Với kết quả của Dự án KawaTech thuộc chương trình hợp tác theo Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức, được triển khai từ tháng 1/2013, do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Viện Công nghệ Karlsruher, Viện Quản lý nước và lưu vực sông của Đức phối hợp thực hiện. Kinh phí của Dự án do Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức tài trợ, có sự hỗ trợ vốn của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và vốn đối ứng của tỉnh Hà Giang, với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án là nghiên cứu triển khai công nghệ khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở các vùng núi đá vôi, từ đó đưa ra giải pháp cấp nước bền vững cho người dân trong vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

Qua nghiên cứu thực tế tại huyện Đồng Văn, các nhà khoa học từ Đức đã đưa công nghệ bơm không dùng điện để bơm nước từ một dòng suối ở xã Thài Phìn Tủng lên một bể chứa trên đỉnh núi với độ chênh cao 500 - 700m để cấp nước tự chảy cho toàn bộ thị trấn Đồng Văn và một số thôn ở xã Thài Phìn Tủng. Ông Hồ Tiến Chung, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, thành viên tham gia dự án cho biết, việc bơm nước từ rất sâu dưới lòng đất tiêu thụ nguồn năng lượng rất lớn. Việc tận dụng năng lượng từ dòng chảy thủy điện là giải pháp lý tưởng và độc đáo trong điều kiện không thể tiếp cận nguồn cung cấp điện.

Qua 5 năm triển khai, công trình đã đạt được kết quả quan trọng: 1.600m3 nước/ngày đêm được bơm lên đỉnh núi Ma Ú ở độ chênh cao 600m, đã cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ khu vực thị trấn Đồng Văn và các khu vực phụ cận. Sự thành công của dự án đã tạo ra một bước đột phá về công nghệ khai thác nước bền vững trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là công nghệ không dùng điện được ứng dụng duy nhất tại Việt Nam và thứ hai Đông Nam Á, đánh dấu bước đột phá về công nghệ khai thác nước. Đồng thời mở ra một hướng đi mới trong việc lựa chọn giải pháp cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho các vùng khó khăn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng cũng như các địa phương miền núi phía Bắc nói chung.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.