Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Miền núi Nghệ An: Bao giờ người dân mới thoát khỏi nỗi lo thiếu nước?

Minh Thứ - 11:47, 06/01/2020

Năm nào cũng vậy, cứ bắt đầu đến mùa khô, đồng bào các DTTS sống ở khu vực miền núi, vùng biên giới tỉnh Nghệ An lại phải đối diện với nỗi lo thiếu nước sản xuất và sinh hoạt. Thực trạng này đã kéo dài nhiều năm, nhưng chính quyền và các cơ quan chuyên ngành vẫn chưa tìm được phương án khả thi để khắc phục.

Thiếu nước tưới , những vườn nghệ của bà con bị héo rũ
Thiếu nước tưới , những vườn nghệ của bà con bị héo rũ

Dân lo lắng

Theo bà Kha Thị Tôn, ở xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, gia đình bà có 5 người, mỗi ngày để có nước đun nấu phải mất hơn 30 lít. không kể nước tắm giặt. Vì thế, mỗi ngày cứ 4h sáng hai mẹ con bà phải dùng toàn bộ chai nhựa, can nhựa vượt hơn 3km đường rừng vào suối Huồi Nhị để lấy nước.

Không chỉ ở xã Hữu Lập, Phà Đánh cũng là xã thường xuyên đối diện với cảnh thiếu nước. Mặc dù công trình nước tự chảy ở đây đã được đầu tư xây dựng ở một số bản, nhưng đều không có tác dụng, do công trình đường ống hỏng, hoặc thượng nguồn thiếu nước…

Thầy giáo Nguyễn Văn Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Phà Đánh cho biết: Thiếu nước nấu ăn nên học sinh đi học còn phải mang theo can nước để nấu ăn. Các thầy cô giáo phải thay nhau đi hơn 3 cây số chở từng can nước về để phục vụ sinh hoạt thiết yếu.

Tương tự, ở huyện Con Cuông, đồng bào ở rất nhiều bản phải chung cảnh ngộ. Xã Mậu Đức có hơn 1.400 hộ, thì khoảng 500 hộ rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt về mùa khô. Theo ông Lô Văn Thật, Chủ tịch UBND xã Mậu Đức: Tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất. Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân mà ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Vẫn biết điều đó nhưng lực bất tòng tâm, tất cả đều phụ thuộc vào thời tiết. Bởi trên địa bàn xã không có hồ thủy lợi nào để chứa nước. Rừng phòng hộ đầu nguồn còn ít, nên nước ngầm cũng cạn kiệt.

Chính quyền bất lực

Qua tìm hiểu được biết, bằng nhiều nguồn vốn lồng ghép như nguồn vốn 135, nguồn nước sạch, ngân sách huyện và tỉnh hỗ trợ, hàng năm huyện Kỳ Sơn đã đầu tư hàng chục tỷ đồng; thậm chí hàng trăm tỷ đồng để xây mới và sữa chữa các công trình nước phục vụ dân sinh. Tuy nhiên, các công trình không phát huy tác dụng.

Về nguyên nhân, ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Sơn lý giải, do nắng hạn kéo dài nên mọi nguồn nước bị cạn kiệt, cùng với đó là rừng đầu nguồn nhiều nơi bị chặt phá. Ngoài ra, phải kể đến nguyên nhân từ ý thức người dân không có tinh thần trách nhiệm bảo vệ công trình công cộng, nên thấy công trình hỏng cứ nghĩ đó là trách nhiệm của chính quyền…

Tuy nhiên, qua thực tế tiếp xúc với người dân một số xã ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, rất nhiều người dân lại có ý kiến rằng: Người dân luôn sống trong cảnh thiếu nước nên khi có công trình xây dựng ở xã là vui lắm, cần hỗ trợ mọi người sẽ làm ngay nên ai cũng có ý thức bảo vệ các công trình nước. Việc các công trình nước không hoạt động được là do rừng đầu nguồn bị chặt phá nên nguồn nước không còn. Một lý do nữa là khi chọn địa điểm đặt vị trí công trình không phù hợp, nên nước chỉ chảy có một thời gian rồi cạn kiệt.

Người dân rất mong các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn tỉnh Nghệ An quan tâm, nghiên cứu sớm có giải pháp khả thi, lâu dài để giải quyết vấn đề nước sinh hoạt cho đồng bào.

Người dân luôn sống trong cảnh thiếu nước nên khi có công trình xây dựng ở xã là vui lắm, cần hỗ trợ mọi người sẽ làm ngay nên ai cũng có ý thức bảo vệ các công trình nước. Việc các công trình nước không hoạt động được là do rừng đầu nguồn bị chặt phá nên nguồn nước không còn. Một lý do nữa là khi chọn địa điểm đặt vị trí công trình không phù hợp, nên nước chỉ chảy có một thời gian rồi cạn kiệt.”

Nhiều người dân có ý kiến

Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cà Mau: Chú trọng thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Cà Mau. Minh chứng như việc triển khai hiệu quả Dự án 1 của Chương trình, đã góp phần giải quyết cơ bản việc thiếu đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong vùng đồng bào DTTS ở địa bàn khó khăn.