Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bộ Y tế phê duyệt điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng

Minh Nhật - 17:14, 14/11/2024

Ngày 14/11, Bộ Y tế cho biết, đến nay Bộ đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ Y tế đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Từ nay đến 31/12/2024 các cơ sở khám bệnh chữa bệnh phải triển khai phê duyệt giá khám bệnh chữa bệnh theo đúng thẩm quyền quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
Từ nay đến 31/12/2024 các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải triển khai phê duyệt giá khám bệnh, chữa bệnh theo đúng thẩm quyền quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

15 bệnh viện đã được phê duyệt giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng.

Sáng nay, Bộ Y tế đã thông tin về việc ban hành Thông tư quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.

Bộ Y tế cũng đồng thời cho biết Nghị định 96/2023/NĐ-CP cho phép các đơn vị được thực hiện theo mức giá được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt đến khi có quy định mới nhưng không muộn hơn 31/12/2024.

Theo đó, từ nay đến 31/12/2024 các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải triển khai phê duyệt giá khám bệnh chữa bệnh theo đúng thẩm quyền quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ Y tế cho biết, căn cứ Nghị định 73/2024/NĐ-CP, Thông tư 21/2024/TT-BYT về phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế và các bộ/ngành xây dựng Hồ sơ phương án giá theo phương pháp chi phí: giữ nguyên cơ cấu giá và định mức đã ban hành, chỉ điều chỉnh yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng sang mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng.

Trong số 15 bệnh viện đã được Bộ Y tế phê duyệt giá có 5 bệnh viện hạng đặc biệt và khoảng 10 bệnh viện hạng I.

Về phía các địa phương đang khẩn trương triển khai thực hiện phê duyệt giá theo mức lương 2,34 triệu đồng cho cơ sở y tế trên địa bàn không cao hơn mức giá cao nhất của dịch vụ tương ứng do Bộ Y tế quy định.

Cấp có thẩm quyền phê duyệt giá ngày nào thì đơn vị được thực hiện thu theo mức giá mới từ ngày đó.

Tác động điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thế nào?

Trước đó giá dịch vụ khám bệnh BHYT bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I hiện là 42.100 đồng, bệnh viện hạng II là 37.500 đồng, bệnh viện hạng III là 33.200 đồng, bệnh viện hạng IV và trạm y tế xã là 30.100 đồng.

Giá khám chữa bệnh BHYT của một số bệnh viện đã được công bố đơn cử như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, Bệnh viện Da liễu trung ương điều chỉnh giá khám từ 42.100 đồng lên 50.600 đồng/lượt.

Chi phí hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh) vẫn giữ nguyên 200.000 đồng/lượt.

Giường bệnh hồi sức cấp cứu tại bệnh viện hạng đặc biệt tăng từ 509.400 đồng lên 599.400 đồng/giường/ngày; giường loại 1 từ 273.100 đồng lên 327.100 đồng/lượt/ngày.

Giá ngày giường điều trị hồi sức tích cực (ICU)/ghép tạng hoặc ghép tủy hoặc ghép tế bào gốc tại bệnh viện hạng đặc biệt trước kia là 867.500 đồng thì sau điều chỉnh sẽ là 1.017.300 đồng.

Theo Bộ Y tế, với việc điều chỉnh giá lần này, quỹ BHYT đủ khả năng cân đối. Điều này là do chênh lệch thu chi của quỹ BHYT hằng năm (lũy kế kết dư năm 2023), đồng thời số thu quỹ BHYT tăng do điều chỉnh mức lương cơ sở thường sớm hơn việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Với người tham gia BHYT, Bộ Y tế cho biết, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội được BHYT thanh toán 100% nên không bị ảnh hưởng.

Các đối tượng phải đồng chi trả ở mức 20% hoặc 5% thì phần đồng chi trả tăng thêm không nhiều và có khả năng chi trả vì thu nhập của các đối tượng cũng được tăng theo tiền lương cơ sở. Với đối tượng chưa có thẻ BHYT (khoảng 8% dân số), việc điều chỉnh này chỉ ảnh hưởng đến phần thanh toán theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

Theo Bộ Y tế, thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Giá, khoản 5 Điều 110 Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 17/10/2024, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, làm cơ sở pháp lý để triển khai việc xác định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo danh mục dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành, phù hợp với đặc thù cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định cụ thể nguyên tắc, căn cứ định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; quy định điều kiện và hướng dẫn việc lựa chọn áp dụng phương pháp định giá khám bệnh, chữa bệnh theo 2 phương pháp là phương pháp so sánh và phương pháp chi phí; cho phép đơn vị lập phương án giá được lựa chọn 1 trong 2 phương pháp định giá. Trường hợp áp dụng được cả hai phương pháp định giá cùng lúc thì được ưu tiên lựa chọn phương pháp so sánh.

Ngoài ra, do có sự thay đổi về thẩm quyền quyết định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (Khoản 5,6,7 Luật Khám bệnh chữa bệnh) nên Điều 9 của Thông tư đã hướng dẫn về hồ sơ và thủ tục phê duyệt giá khám bệnh, chữa bệnh.

Các hướng dẫn về việc phê duyệt giá khám bệnh chữa bệnh theo yêu cầu (hiện đang quy định tại Thông tư 13/2023/TT-BYT) được tiếp tục quy định và hướng dẫn tại Thông tư này như: quy định một số nguyên tắc mà các cơ sở y tế sẽ phải thực hiện khi cung cấp dịch vụ theo yêu cầu, quy định về tỷ lệ giường bệnh theo yêu cầu không quá 20% so với giường thực hiện bình quân của năm trước, tỷ lệ thời gian các chuyên gia, bác sỹ giỏi tham gia khám chữa bệnh yêu cầu tối đa 30% đồng thời hướng dẫn về cách ban hành giá khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu phù hợp với thực tế của đơn vị.

Tin cùng chuyên mục
Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Cơ hội nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An: Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình..., đang được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An.