Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Kim Sơn: Qua dịch bệnh Covid -19, ngành giáo dục nhìn nhận rõ nhiều vấn đề

Minh Thu - 12:24, 11/11/2021

Tiếp tục chương trình kỳ họp, ngày 11/11/2021, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn tại hội trường. Phần lớn thời lượng phiên chất sáng nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã trực tiếp trả lời các đại biểu nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực GD-ĐT.

Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội
Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội

Nội dung các đại biểu tập trung chất vấn Bộ trưởng Bộ GD- ĐT Nguyễn Kim Sơn như: Việc bảo đảm chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch Covid-19. Công tác dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền. Việc giảm tải chương trình học cho học sinh. Việc thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS và MN. Công tác an toàn trường học, y tế học đường để học sinh, sinh viên có thể trở lại trường học. Giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng giáo dục trong và sau dịch bệnh; tình trạng học thêm tràn lan; việc trang bị kỹ năng học tập cho học sinh sau dịch Covid-19…

Trả lời các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng: Qua dịch bệnh Covid-19, ngành giáo dục cũng nhìn ra sức mạnh, củng cố thêm niềm tin khi nhận thấy sự tận tụy, hy sinh của đội ngũ cán bộ, giáo viên với nhiều sáng tạo. Đồng thời, Bộ đã hết sức cố gắng, trách nhiệm, nhìn ra những tồn tại về thể chế, chính sách, những khiếm khuyết trong các văn bản hướng dẫn. “Bộ sẽ rà soát để điều chỉnh vấn đề này đồng thời nâng cao khả năng ứng phó với tình trạng khẩn cấp, những mối nguy từ an ninh phi truyền thống, chú ý nhiều hơn đến tính đa dạng, đặc thù của vùng miền, phù hợp thực tế. Bộ sẽ có giải pháp cụ thể cho từng nhóm học, đảm bảo an toàn, phù hợp” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải trình.

Nhận thấy việc dạy học trực tuyến đã ảnh hưởng nhiều đến việc trang bị kỹ năng trực quan của học sinh, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng: Việc học trực tuyến khó có thể thay thế cho trực tiếp. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, đây là giải pháp tối ưu nhất. Khi học sinh quay lại trường, ngoài củng cố kiến thức đã được trang bị, Bộ sẽ chú trọng trang bị thêm kỹ năng, khi đó cần sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường. Muốn tăng cường chất lượng, cần có giải pháp tổng thể, như củng cố hạ tầng CNTT, trang thiết bị, tiếp tục các bài giảng trên truyền hình; đảm bảo thời gian, chương trình, nội dung giảng dạy. Tăng cường hỗ trợ tâm lý, tư vấn sức khỏe cho học sinh.

Quang cảnh phiên chất vấn sáng 11/11
Quang cảnh phiên chất vấn sáng 11/11

Về giải pháp đối với những học sinh thiếu trang thiết bị học trực tuyến, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: Dạy và học trực tuyến là hình thức bổ trợ, nhưng thời gian qua, quy mô, tính chất, thời gian của việc học trực tuyến là chưa có tiền lệ. Thầy và trò ứng phó với dịch bệnh trong bối cảnh Nhà nước còn khó khăn. Hiện có 1.867 học sinh hiện không có thiết bị gì trong tay để học tập. Trước khi quan tâm đến chất lượng, phải làm thế nào để những cháu không có thiết bị trong tay không bỏ học. Một số nơi việc học chỉ ở mức độ duy trì cảm giác tư duy học tập là một thực tế. Đáng mừng là ở những vùng khó khăn, vùng DTTS và MN lại được học trực tiếp nhiều. Bộ đang tổ chức hỗ trợ về máy tính, đến nay đã có trên 140 ngàn máy tính được chuyển đến những nơi còn khó khăn. Trong tháng 11, sẽ có trên 50 ngàn máy tính sẽ được phân phối đến các nơi với sự đồng hành của các doanh nghiệp. Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục khảo sát để có phương án hỗ trợ cụ thể.

Về giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS và MN, tăng cường đưa trẻ ra lớp, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Khi một số xã nông thôn, miền núi được công nhận chuẩn nông thôn mới sẽ bị mất đi hỗ trợ bữa ăn trưa theo Nghị định 116. Vì vậy, Nhà nước cần tăng cường chính sách hỗ trợ bữa ăn trưa và tăng cường cơ sở vật chất, giải quyết tình trạng thiếu giáo viên để huy động trẻ ra lớp. “Trong Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021-2030 đã có phần hỗ trợ về cơ sở vật chất nhưng cần tăng cường hơn nữa. Đồng thời, cần tăng cường hỗ trợ các trường DTNT và bán trú, coi đây là giải pháp quan trọng để đưa trẻ tới lớp” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải thích.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, dịch bệnh Covid-19 đang dần được kiểm soát, cuộc sống bình thường mới đang dần được xác lập, kinh tế và các hoạt động xã hội sẽ dần được phục hồi nhưng ngành giáo dục lại bắt đầu một chặng đường mới với khó khăn, thách thức vẫn còn nguyên thậm chí còn lớn hơn nữa đang chờ phía trước. Nhấn mạnh, hậu quả do dịch bệnh gây ra để lại lâu dài và sự khắc phục không phải một sớm một chiều. “Ngành giáo dục đã triển khai đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh, bước đầu có những con số, chỉ số về tác động tiêu cực, có những tác động đã nhìn thấy nhưng vẫn có những vấn đề ảnh hưởng lâu dài chưa đo, đếm được đặc biệt là những chỗ hổng về kiến thức, tác động về tâm lý, tinh thần... của học sinh” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết.

Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.