Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục Chương trình họp tập trung tại hội trường

Minh Thu - 12:51, 08/11/2021

Sáng 8/11, Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV tiếp tục đợt họp thứ hai, tập trung tại Hội trường. Trong phiên làm việc sáng nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước (NSNN); Báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19…

Quang cảnh phiên họp tại hội trường sáng 8/11
Quang cảnh phiên họp tại hội trường sáng 8/11

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV (đợt 2), ngày 8/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022. Báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV. Tình hình thực hiện NSNN năm 2021, dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2022 - 2024 (trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Phát biểu thảo luận, các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình với Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022. Báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Tình hình thực hiện NSNN năm 2021, dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022 và Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2022 - 2024.

Một số đại biểu cho rằng: Cần tạo điều kiện, tăng cường tiếp cận nguồn vốn đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp phục hồi phát triển kinh tế trong tình mới. Ban hành chính sách và bảo đảm an toàn cho người dân với các hoạt động hỗ trợ đặc thù. Cần tăng cường đầu tư cho y tế dự phòng, tăng cường nguồn lực, nhân lực, trang thiết bị cho y tế cơ sở; đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp

Cần thay đổi tư duy chống dịch theo hướng quản lý rủi ro, thực hiện nghiêm Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn với đại dịch Covid-19, có chiến lược tổng thể trong phòng, chống dịch, tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin, giảm số người mắc, giảm số người tử vong, bảo đảm an sinh xã hội. Cần triệt để tiết kiệm các khoản chỉ, có cơ chế huy động tối đa nguồn lực, nhất là tại các địa phương trọng điểm, có các chính sách để thu hút lao động trở lại làm việc, tránh việc người lao động ở lại quê, người nghèo lại nuôi người nghèo.

Cần chú trọng đa dạng hóa nguồn vốn huy động để phát triển kinh tế vùng, bảo đảm nguồn vốn cho 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), nhất là Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Bên cạnh đó, có đại biểu cho rằng, cần củng cố, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; rà soát thể chế, đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, sản xuất và lưu thông, ứng dụng công nghệ mới vào quản lý để tiết giảm bộ máy, nhân lực, dành nguồn lực cho đầu tư phát triển; cơ cấu lại nguồn vốn, nhất là vốn đầu tư công; Quốc hội, Chính phủ cần sớm cụ thể hóa các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng chỉnh đốn Đảng…

Ngày 8/11, kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV bắt đầu đợt họp thứ hai, họp tập trung tại Nhà Quốc hội trong 6 ngày (từ ngày 8 - 13/11). Quốc hội sẽ dành 2 ngày đầu để thảo luận về KT-XH và NSNN.

Một trong những nội dung quan trọng của đợt họp thứ hai là Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Cụ thể, từ sáng 10 đến hết sáng ngày 12/11, Quốc hội sẽ tiến hành nội dung này. Các vấn đề được đề cập ở phiên chất vấn và trả lời chất vấn liên quan đến 4 lĩnh vực: Y tế; Lao động, Thương binh và Xã hội; Kế hoạch và Đầu tư; Giáo dục và Đào tạo.

Tin cùng chuyên mục
Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Tham góp ý kiến thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc

Việc xây dựng hồ sơ dự án Luật về lĩnh vực dân tộc là nhằm thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp về dân tộc và chính sách dân tộc. Bộ luật cũng tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển các dân tộc và vùng DTTS và miền núi. Tại Hội thảo khoa học "Định hướng tên gọi, nội dung dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc" diễn ra sáng ngày 20/9, rất nhiều đại biểu là các nhà quản lý, chuyên gia, khoa học, cơ sở đào tạo...trên các lĩnh vực tham gia tham luận