Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Bình Thuận: Mở lớp dạy ngâm Ariya của người Chăm

Lâm Tấn Bình - 11:03, 29/10/2023

Bảo tàng tỉnh Bình Thuận vừa Khai mạc lớp truyền dạy hát ngâm Ariya của người Chăm tại xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, thu hút gần 30 học viên là chức sắc, chức việc, trí thức về hưu và con em đồng bào Chăm đăng ký tham gia học. Đây là một trong những nội dung của Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025 đang triển khai tại tỉnh Bình Thuận.

Sư cả Thường Xuân Hữu, Chủ tịch Hội đồng Chức sắc BLMG tỉnh Bình Thuận đang truyền dạy tiết học Ariya tại Trung tâm TBVH Chăm ở Bắc Bình
Sư cả Thường Xuân Hữu, Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Bàlamôn giáo tỉnh Bình Thuận đang truyền dạy Ariya tại Trung tâm Bảo tồn văn hóa Chăm ở Bắc Bình

Ariya là một loại văn chương của dân tộc Chăm được sáng tác dưới dạng thể thơ bằng chữ akhar thrah dùng để hát ngâm và được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng Chăm từ người này qua người khác bằng trí nhớ và theo hình thức chép tay thành văn bản bằng chữ Chăm.

Trước đây, Ariya được lưu truyền rất phổ biến trong cộng đồng người Chăm. Họ có thể ngâm mọi lúc mọi nơi, trong lễ hội, tang ma, trong lúc sản xuất, sau những vụ nông nhàn hay vào mỗi buổi tối. Người yêu thích thể loại Ariya thường sáng tác Ariya và ngồi ngâm cho nhau nghe, cứ thế nối tiếp từ thệ hệ này sang thế hệ khác.

Tuy nhiên, hơn chục năm trở lại đây, hình thức sinh hoạt Ariya trong cộng đồng Chăm đã bị mai một dần. Thế hệ trẻ ngày nay không còn thích nghe những lời ngâm Ariya mang đậm sắc thái Chăm nữa mà thay vào đó là mỗi tối, người già, trẻ con chỉ ngồi xem điện thoại, lướt web, xem phim, tivi… Sự phát triển xã hội theo cuộc sống hiện đại đã làm phá vỡ đi không gian sinh hoạt cộng đồng theo lối truyền thống của người Chăm.

Đại biểu, giảng viên và học viên đang dự buổi khai giảng lớp truyền dạy Ariya
Đại biểu, giảng viên và học viên dự buổi Khai giảng lớp truyền dạy Ariya của người Chăm

Tại buổi khai mạc lớp truyền dạy hát ngâm Ariya của người Chăm tại xã Phan Hiệp, Sư cả Thường Xuân Hữu, Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo tỉnh Bình Thuận phát biểu, nhấn mạnh: “Với vai trò Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bàlamôn tỉnh Bình Thuận cũng là người trực tiếp tham gia truyền dạy hát ngâm Ariya, tôi sẵn sàng cùng Đảng, Nhà nước triển khai thực hiện tốt công tác bảo tồn giá trị văn hóa các DTTS nói chung và giá trị văn hóa của người Chăm nói riêng, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi như tinh thần của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Được biết, ngoài lớp truyền dạy hát ngâm Ariya được tổ chức tại xã Phan Hiệp, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận cũng được tỉnh Bình Thuận giao triển khai, thực hiện các nội dung thuộc Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 gồm: Xây dựng Đề án phát huy Lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận; Mở lớp truyền dạy kỹ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình; Bảo tồn và phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian: dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc Cơ Ho xã Đông Giang và La Dạ, huyện Hàm Thuận Bắc; Xây dựng mô hình “kho mở” Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm, huyện Bắc Bình kết nối với các hành trình du lịch di sản văn hóa Chăm tại địa phương.

Các đại biểu, giảng viên và học viên chụp ảnh lưu niệm sau buổi khai giảng
Các đại biểu, giảng viên và học viên chụp ảnh lưu niệm sau buổi khai giảng

Riêng trong năm 2023, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận được UBND tỉnh giao mở 2 lớp truyền dạy hát ngâm Ariya của người Chăm tại xã Phan Hiệp và xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình.

Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể cho các nghệ nhân Gia Rai

Gia Lai: Bồi dưỡng chuyên môn truyền dạy văn hoá phi vật thể cho các nghệ nhân Gia Rai

Trong 2 ngày (19 và 20/11), tại huyện Ia Grai (Gia Lai), Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức Lớp “Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hoá phi vật thể” và “Mô hình di sản kết nối gắn với hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các DTTS có di sản tương đồng”.