Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Chương trình MTQG phát triển Kinh tế - Xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
giai đoạn 2021-2030

Sắc màu 54

Bình Thuận: Khai mạc Lễ hội Katê của đồng bào Chăm

Lê Vũ - Trần Linh - 00:06, 15/10/2023

Sáng 14/10, Lễ hội Katê năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn tỉnh Bình Thuận được chính thức khai mạc tại tháp Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết. Lễ hội thu hút rất đông du khách và người dân địa phương tham gia.

Ông Đoàn Anh Dũng, Phó Bí Thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đến dự lễ khai mạc và tặng hoa chúc mừng Lễ hội Katê năm 2023
Ông Đoàn Anh Dũng, Phó Bí Thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đến dự lễ khai mạc và tặng hoa chúc mừng Lễ hội Katê năm 2023

Phát biểu tại lễ Khai mạc, Sư cả Thông Minh Toàn – Phó Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo tỉnh Bình Thuận, Trưởng Ban điều hành nghi lễ cho biết: Năm 2023 là lần thứ 19, Lễ hội Katê được phục dựng và duy trì tổ chức tại di tích tháp Pô Sah Inư. Việc duy trì tổ chức Lễ hội Katê hàng năm tại di tích tháp Pô Sah Inư thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm tại Bình Thuận.

Sư cả Thông Minh Toàn – Phó Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo tỉnh Bình Thuận, Trưởng Ban điều hành nghi lễ phát biểu tại lễ khai mạc
Sư cả Thông Minh Toàn – Phó Chủ tịch Hội đồng chức sắc Bàlamôn giáo tỉnh Bình Thuận, Trưởng Ban điều hành nghi lễ phát biểu tại lễ khai mạc

“Trước những tình cảm ấy, chúng tôi sẵn sàng hết lòng vì trách nhiệm, chung sức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương”, Sư cả Thông Minh Toàn nhấn mạnh.

Ngay sau phần khai mạc, Lễ hội Katê bước vào nghi thức quan trọng nhất là lễ Nghinh rước trang phục Nữ thần Pô Sah Inư. Dưới sự điều hành của các chức sắc tôn giáo, lễ rước y trang của nữ thần diễn ra nghiêm trang nhưng không kém phần đặc sắc. Bên cạnh vẻ đẹp uy nghi, cổ kính của ngôi tháp Pô Sah Inư, những chàng trai, cô gái người Chăm nhịp nhàng múa điệu múa dân tộc uyển chuyển trong tiếng trống Para nưng rộn ràng và tiếng kèn Saranai réo rắt. Dòng người rước y trang Nữ thần kéo dài từ sân lễ khai mạc lên đến tháp chính. Tiếp sau đó là các nghi thức của phần lễ như: mở cửa tháp chính, tắm bệ thờ Linga - Yoni, mặc trang phục, đại lễ cúng mừng Katê tại tháp chính…

Dòng người rước y trang Nữ thần kéo dài từ sân lễ khai mạc lên đến tháp chính
Dòng người rước y trang Nữ thần kéo dài từ sân lễ khai mạc lên đến tháp chính

Katê là lễ hội dân gian đặc sắc trong kho tàng văn hóa của đồng bào Chăm, là tấm gương phản chiếu sinh họat văn hóa tâm linh của cộng đồng, nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc. Hàng năm, vào đầu tháng 7 Chăm lịch (nhằm vào khoảng tháng 10 dương lịch), Lễ hội Katê sẽ được tổ chức long trọng ở các làng Chăm để nhớ đến các vị nam thần như Pô KlongMơ nai, PôRôMê, PôNit... và thờ cúng ông bà tổ tiên. Trong những ngày lễ hội, nam nữ thanh niên Chăm thường cùng nhau đua tài múa hát. Từng cánh quạt nhịp nhàng theo điệu trống Ghi năng rộn rã, nói lên niềm lạc quan yêu đời của dân tộc Chăm trước cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc.

Thi trưng bày và trang trí lễ vật trên Thôn la giữa các địa phương trong tỉnh Bình Thuận
Thi trưng bày và trang trí lễ vật trên Thôn la giữa các địa phương trong tỉnh Bình Thuận

Không chỉ là lễ hội mang ý nghĩa tâm linh của đồng bào Chăm mà từ lâu Katê còn là dịp để Bình Thuận thu hút du khách các nơi đến tham quan, du lịch bên cạnh đó trở thành sân chơi, sinh hoạt văn hóa đầy sinh động của người dân địa phương, nhất là các hoạt động trong phần hội. Phần hội của Lễ hội Katê năm nay không kém phần sôi nổi với các hội thi và các trò chơi mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Chăm như: thi trưng bày và trang trí lễ vật trên Thôn la; thi giã gạo, đội nước vượt chướng ngại vật, thi thổi kèn saranai, biểu diễn âm nhạc dân gian…

Tin cùng chuyên mục
Kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong của dân tộc Dao, nhóm Dao Tiền, tỉnh Cao Bằng

Kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong của dân tộc Dao, nhóm Dao Tiền, tỉnh Cao Bằng

Sự khéo léo, tỉ mỉ và vai trò quan trọng của người phụ nữ Dao Tiền trong việc bảo tồn và truyền dạy những tập tục tốt đẹp của dân tộc mình, góp phần tạo nên nét đặc sắc, đa dạng của 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn, phụ nữ Dao Tiền đã dần từng bước tìm được hướng phát triển sinh kế dựa vào phát triển Homestay và tạo cơ hội trải nghiệm kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong cho du khách khi dừng chân tại xóm Hoài Khai, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.