Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Đồng bào DTTS và Miền núi

Hội thảo khoa học Chuyên đề văn hóa truyền thống làng Chăm Phò Trì

Bá Minh Truyền - 11:30, 12/10/2023

Nhân dịp Tết Katê 2023 của người Chăm, tại Hội trường thôn văn hóa Phò Trì, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo khoa học: Văn hóa truyền thống làng Chăm Phò Trì. Đến tham dự Hội thảo có các chức sắc, bô lão, nhân sĩ trí thức và các nhà khoa học.

ThS. Lê Xuân Lợi (người đứng), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận đang trình bày tham luận tại Hội thảo.
ThS. Lê Xuân Lợi (người đứng), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận đang trình bày tham luận tại Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ThS. Lê Xuân Lợi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận), trình bày khái quát những giá trị di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể đang được cộng đồng người Chăm làng Phò Trì bảo tồn và thực hành hàng năm. Đặc biệt, là lễ hội Cambur được tổ chức với quy mô lớn, có nhiều nghi lễ hấp dẫn cần sớm xây dựng Hồ sơ để trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia để có giải pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cộng đồng các DTTS Việt Nam.

Đại diện cho cộng đồng, ông Huỳnh Văn Cơ, Trưởng thôn Văn hóa Phò Trì, trình bày về đặc điểm lịch sử phát triển của làng Chăm Phò Trì tập trung chủ yếu là cộng đồng Chăm Hồi giáo Bàni, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Trải qua lịch sử phát triển do hoàn cảnh chiến tranh nên làng Phò Trì đã nhiều lần di chuyển làng. Đến năm 1975, đất nước được thống nhất, hết chiến tranh, cộng đồng người Chăm ổn định cuộc sống kinh tế, xã hội đang từng bước hội nhập và phát triển. Giữ gìn các phong tục, tập quán truyền thống cho các thế hệ mai sau.

Các đại biểu, chức sắc làng Chăm Phò Trì, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận tham dự Hội thảo.
Các đại biểu, chức sắc làng Chăm Phò Trì, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận tham dự Hội thảo.

Làng Chăm Phò Trì có mối quan hệ mật thiết với các làng Chăm ở huyện Tánh Linh, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa hình thành nên các bản sắc văn hóa đặc trưng. Làng Chăm Phò Trì còn bảo tồn nhiều di sản văn hóa phong phú và đa dạng như Lễ hội Ramâwan, Lễ hội Cambur, các hệ thống nghi lễ Rija, lễ Paralao Kasah, trò chơi dân gian, ẩm thực, trang phục, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian trong việc chăm sóc và điều trị bệnh cùng các tập quán hôn nhân, tang ma và nhiều lễ nghi khác.

Hội thảo khoa học “Văn hóa truyền thống làng Chăm Phò Trì” đã diễn ra sôi nổi, nhiều ý kiến trao đổi, đề xuất các giải pháp cụ thể, mang tính thực tiễn trong việc bảo tồn giá trị văn hóa làng truyền thống. Trong đó, nhấn mạnh vừa bảo tồn vừa phát huy di sản văn hóa truyền thống để phát triển kinh tế, xã hội, ổn an ninh chính trị và khai thác di sản lễ hội cộng đồng người Chăm để phát triển du lịch địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.